Có thể xem con người gồm hai phần chính là thân và tâm. Con người hạnh phúc khi thân và tâm đều yên ổn. Người ta không thể yên ổn nếu thân và tâm không về với nhau: thân sống trong hiện tại mà tâm nghĩ về quá khứ thì dễ sinh nuối tiếc, buồn khổ; thân sống trong hiện tại còn tâm nghĩ về tương lai thì thường kéo theo sợ hãi, lo âu. Nếu tâm và thân về với nhau thì con người sẽ yên ổn: yên tâm và yên thân. Một trong những cây cầu đưa tâm về với thân là hơi thở.
Khi khó ngủ, ta thường nghĩ ngợi mông lung về quá khứ, tương lai, làm đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn tập bài thiền sau: 1-Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra (làm ba lần). 2-Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối (làm ba lần). 3-Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thư toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng (làm ba lần). Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư.
Nếu tập đúng cách, chỉ trong giây lát, tâm bạn đang phiêu du đâu đó lập tức trở về với thân, và hơi thở đã cắt đứt suy nghĩ của bạn với quá khứ, tương lai. Tập như vậy khoảng 5-10 phút, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Giờ giải lao ở nơi làm việc, lúc ngồi chờ tàu xe, bạn có thể nhắm mắt, tập thở như trên vài phút để thư giãn.
Trong cuộc sống, nhiều người không biết xử lý cảm xúc mãnh liệt của mình khi khổ đau vì thất vọng, sợ hãi hay giận hờn... Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen và tập "thở vào/ tôi thấy tôi là trái núi; thở ra/tôi cảm thấy vững vàng", thì họ có thể vượt thoát khỏi thời khắc hiểm nguy đó...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy". Trong cuốn An lạc từng bước chân, ông dạy cách thiền khi uống trà, khi ôm, khi lái xe, khi ăn, khi nghe điện thoại; ông cũng dạy cách dùng hơi thở để điều phục cơn giận, thực tập nhìn sâu... và ông kết luận thiền là yếu tố không thể thiếu trong các xã hội văn minh.
Khi khó ngủ, ta thường nghĩ ngợi mông lung về quá khứ, tương lai, làm đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn tập bài thiền sau: 1-Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra (làm ba lần). 2-Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối (làm ba lần). 3-Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thư toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng (làm ba lần). Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư.
Nếu tập đúng cách, chỉ trong giây lát, tâm bạn đang phiêu du đâu đó lập tức trở về với thân, và hơi thở đã cắt đứt suy nghĩ của bạn với quá khứ, tương lai. Tập như vậy khoảng 5-10 phút, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Giờ giải lao ở nơi làm việc, lúc ngồi chờ tàu xe, bạn có thể nhắm mắt, tập thở như trên vài phút để thư giãn.
Trong cuộc sống, nhiều người không biết xử lý cảm xúc mãnh liệt của mình khi khổ đau vì thất vọng, sợ hãi hay giận hờn... Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen và tập "thở vào/ tôi thấy tôi là trái núi; thở ra/tôi cảm thấy vững vàng", thì họ có thể vượt thoát khỏi thời khắc hiểm nguy đó...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy". Trong cuốn An lạc từng bước chân, ông dạy cách thiền khi uống trà, khi ôm, khi lái xe, khi ăn, khi nghe điện thoại; ông cũng dạy cách dùng hơi thở để điều phục cơn giận, thực tập nhìn sâu... và ông kết luận thiền là yếu tố không thể thiếu trong các xã hội văn minh.