Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2008
Thứ Tư, 5 tháng 11, 2008
Hạm đội thêm tàu
Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008
Bia Hà nội
Bia bình dân, bia cao cấp
Tôi và mấy ông bạn bia thường rủ nhau đến một phố nhỏ trong khu phố cổ, cũng ngay gần nhà để uống bia. Hầu như vào các buổi chiều, chúng tôi đều có mặt ở đó. Đó là một quán bia vỉa hè, chiều chiều những chiếc bàn được bày la liệt ra vỉa hè. Quán này đúng nghĩa bình dân, loại bia được bán là bia Việt - Pháp, giá 3.500đ/cốc. Nhiều quán bia vỉa hè khác thì bán bia Việt Hà, giá 4.500đ/cốc, hoặc bia Hà Nội 6.000đ/cốc, chất lượng cũng bình dân và cả đồ nhắm cũng rất bình dân, gồm lạc rang, nem chua, mực nướng, bánh đa...Ở nơi đây có đủ loại người, từ những ông xe ôm, anh xe thồ, người buôn bán ở chợ và cả những viên chức tụ tập nhâm nhi sau giờ làm việc. Càng không thể thiếu đám thanh niên choai choai cụng ly ồn ào. Ngồi đây, ai cũng bình đẳng như ai, cùng vui vẻ thưởng thức cốc bia mát lạnh. Sự xô bồ, náo nhiệt, ngồi vỉa hè uống bia ngắm phố cũng chính là một nét riêng thu hút thực khách. Thực tế đó cũng cho thấy, việc quản lý kinh doanh trên vỉa hè Hà Nội đã bị thả nổi.Chuyện bia hơi vỉa hè là vậy, nhưng cũng phải kể tới các loại bia cao cấp. Để uống các loại bia cao cấp, bạn chỉ có thể tới nhà hàng. Ở đây, thường bán bia chai hay bia lon như Heineken, Carlsberg, Sài Gòn, Hà Nội... Nhiều người Hà thành vào quán thích uống bia tươi.Giá bia tươi bình dân như Halida Draught Master khoảng 9.000 - 10.000đ/cốc, cao hơn có bia Đỏ 13.000đ/cốc, bia Tiệp 35.000đ/cốc. Ngoài ra các loại bia vàng, bia đen đều có giá không hề rẻ - từ 15.000đ - 60.000đ/cốc. Các nhà hàng cao cấp loại này mấy năm gần đây đều mọc lên như nấm và lúc nào cũng đông nghịt khách. Từ thiết kế nhà hàng đến phong cách phục vụ và đồ ăn đều thể hiện đẳng cấp của nhà hàng.
Ai quản chất lượng bia?
Người uống bia sợ nhất là chất lượng. Bia rẻ tiền là loại bia không tên, thường gọi là bia cỏ, giá chỉ khoảng 1.500đ đến 2.000đ/cốc, do các cơ sở tư nhân sản xuất chui. Những loại bia này được bán trong các ngõ ngách của các khu lao động, khu ngoại ô Hà Nội. Rất nhiều người uống loại bia này đã phải chịu cảnh đau đầu, bí tiểu... Chúng được sản xuất ở hàng trăm lò nấu bia thủ công - rải rác ở rất nhiều nơi và rất khó để có thể kiểm soát chất lượng hay an toàn vệ sinh thực phẩm.Bia có tên cũng có nỗi sợ riêng. Tại các quán bia hơi vỉa hè, vào những thời điểm đông khách, do không đủ cốc, các quán bia thường tráng qua nước rồi sau đó lại dùng rót bia tiếp, nên thức ăn cũng như mỡ bám trên thành cốc không được rửa sạch cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bia lại thường bị pha với bia cỏ, bia cũ, nên chất lượng ít khi đảm bảo như bia nguyên chất của các nhà máy.Còn các loại bia tươi, có một thực trạng là tại các xưởng bia tư nhân, vì lợi nhuận, họ chỉ ủ bia ít ngày mà không theo quy trình tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhiều xưởng bia tư nhân dùng nước giếng khoan, còn men bia thì bị bớt xén đến mức tối đa để tiết kiệm, nên bia thường có vị đắng do chưa xử lý hết nhiều tạp chất độc hại.Không những thế, do ủ chưa "chín" nên hàm lượng cồn cao, các loại bia này cũng dễ gây đau đầu. Thậm chí, có rất nhiều xưởng bia không hề tráng rửa các thùng bia cũ mà cứ tiếp tục bơm bia vào rồi bán, thậm chí bia cũ trộn với bia mới, rồi thêm CO2 vào để bán.Dân sành uống bia chọn lựa cho mình những quán, những nhà hàng uy tín. Nhưng dân ghiền bia, dân ít tiền mà việc uống bia đã thành thói quen, thì những vấn đề như trên đối với họ chỉ là gió thoảng qua. Điều quan trọng nhất đối với họ vẫn là thưởng thức hương vị mát lạnh của bia và cùng tán dóc với bạn bè.
Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008
Những con tàu chuẩn bị ra " GIÀNG "
Thế là hơn 1 năm các đoàn số 4 số 5 và số 6 mới có thể ra nhập lực lương của thủy quân COMATCE. Chậm nhưng mà chắc chắn sẽ ra... còn hơn là ra "lẻ tẻ".
Đô đốc "Không quân" chắc là có nhiều việc phải làm.
Có thể là 10/10/2008 sẽ khai tàu ... trùng với ngày giải phóng thủ đô.
Đúng là "Bao giờ cho đến tháng 10".
Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2008
Giáo dục và phát triển
Bạn bè đến thăm Việt Nam ai cũng thấy đất nước nầy "phát triển" nhanh quá, thay đổi từng ngày. Nhà cửa dinh cơ đâu đâu cũng san sát mọc lên như nấm, cái sau cao to hơn cái trước.
Từ Bắc chí Nam, đường sá mở mới, mở rộng đều khắp. Làng mạc phố phường chi chít hố đào, hầm móng.
Sài Gòn - TP Hồ chí Minh chăng đầy "lôcốt", công trường chiếm hết lòng đường, bờ sông không trừ đường nào.
Người từ phương xa thỉnh thoảng về lại chốn cũ đa phần bỡ ngỡ không tìm được lối vào. Người trong nước, chỉ cần ở yên trong nhà độ vài tháng, khi ra ngoài có thể không nhận ra con đường cuối phố mình ở…
Việt Nam thay đổi nhanh như vậy đó.
Về xây dựng vật chất thì đúng là như vậy. Nhưng về tinh thần thì sao?
Ai cũng biết, theo báo cáo chánh thức trước đây một năm, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có kết quả học hành thấp nhất so với cả nước. Nhưng lại là vùng làm ra lúa gạo nuôi cả nước .
Không phải vì con người ở đây không hiếu học như có người đã nói, mà vì ngân sách giáo dục thường bị hạn chế hay du di, cắt xén tùy tiện. Và lãnh đạo đất nước vốn bị bệnh thành tích nặng, đặc biệt về thành tích "phổ cập giáo dục".
Ở Malaysia, trẻ con cho tới 18 tuổi đi học không phải trả tiền. Nghĩa là chế độ "cưỡng bách giáo dục" đã được triệt để áp dụng, không chỉ ở bậc tiểu học mà cả ở bậc trung học, từ lâu. Con nhà đặc biệt nghèo còn được trợ cấp riêng để không bỏ học đi làm trước tuổi được cho phép…
Giáo dục đại học có vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy những tiến bộ kinh tế - xã hội, sáng tạo tri thức và kích thích sự đổi mới cho đất nước như thế nào, xưa nay trên thế giới ai cũng biết.
Thế nhưng, theo báo cáo năm 2006 của Ngân Hàng Thế Giới và các số liệu thống kê đáng tin cậy khác thì Việt Nam đang tụt hậu so với các quốc gia trong vùng, so với các nước trước đây không hơn gì Việt Nam, có khi còn kém, với chỉ 2% dân số có thời gian đi học là 13 năm hoặc hơn.
Việt Nam cũng đứng chót toàn vùng về số người trong độ tuổi từ 20-24, tức sau trung học, được học tiếp lên đại học, với tỷ lệ là 10%. Trong khi Trung Quốc là 15%, Thái Lan là 41%, và Hàn Quốc là 89%.
Cho niên học 2008-2009, cả nước Việt Nam có 1,8 triệu thí sinh tranh nhau 300.000 chỗ học đại học. Tức có 5/6 thanh niên học hết trung học phải chạy chỗ để học nghề, nhưng cũng không dễ, cũng thất học và thất nghiệp dài dài, vì việc đào tạo nghề luôn bị phó mặc, thả nổi…
Cũng theo các số liệu đáng tin cậy kể trên thì, trong năm 2006, các giáo sư và sinh viên trường Đại học Quốc gia Séoul đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế 4.556 báo cáo khoa học. Đại học Bắc Kinh có 3.000 báo cáo.
Riêng Hà Nội có được 34 báo cáo, cho hai trường Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa cộng lại!
Ngân Hàng Thế Giới cũng cho biết , về đơn xin cấp bằng sáng chế trong năm 2006, Trung Quốc có 40.000 đơn (bốn mươi ngàn), và Việt Nam có 02 đơn (hai ).
Cũng được biết - và điều nầy là do đàn hậu tấn của chúng ta cho biết - số người có bằng cấp cao ở nước ta ngày càng đông, đặc biệt trong giới cầm quyền lãnh đạo các cấp các ngành từ thấp đến cao của đất nước.
Nổi rõ nhất là trong các kỳ bầu cử các cấp lãnh đạo chánh quyền : không có ông bà ứng cử viên nào, nhất là các ông bà được chánh thức cho ra ứng cử, mà không trưng bằng cấp đầy người, coi đó như là những đảm bảo chắc và đủ cho tài đức kinh bang tế thế của mình…
Tuy nhiên, nếu giáo dục đại học là nền tảng chính yếu để phát triển quốc gia và đổi mới đất nước, thì câu hỏi được đặt ra là : sự "phồn vinh" nhận thấy ở trên do đâu mà có ?
Do chắt chiu từ nội lực và vốn tích lũy của số đông người có cái học bị bóp nghẹt là chính , hay do của vay mượn từ bên ngoài?
Nếu là do của vay mượn từ bên ngoài là chính, cộng với tham nhũng lãng phí ngất trời như hiện nay, thì con cháu chúng ta biết mấy đời kéo cày mới trả hết, khi đất đai để cày cuốc cũng không còn?
Và sự nghèo nàn sáng tạo về mọi mặt, đối chọi nhức mắt với sự phồn vinh đột biến đang diễn ra, có là kết quả tất yếu hay là nghịch lý của khối lượng bằng cấp đại học và trên đại học đáng nể của giới lãnh đạo cầm quyền đất nước, trong đó có lãnh đạo cầm quyền ở bậc đại học?
Từ Bắc chí Nam, đường sá mở mới, mở rộng đều khắp. Làng mạc phố phường chi chít hố đào, hầm móng.
Sài Gòn - TP Hồ chí Minh chăng đầy "lôcốt", công trường chiếm hết lòng đường, bờ sông không trừ đường nào.
Người từ phương xa thỉnh thoảng về lại chốn cũ đa phần bỡ ngỡ không tìm được lối vào. Người trong nước, chỉ cần ở yên trong nhà độ vài tháng, khi ra ngoài có thể không nhận ra con đường cuối phố mình ở…
Việt Nam thay đổi nhanh như vậy đó.
Về xây dựng vật chất thì đúng là như vậy. Nhưng về tinh thần thì sao?
Ai cũng biết, theo báo cáo chánh thức trước đây một năm, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có kết quả học hành thấp nhất so với cả nước. Nhưng lại là vùng làm ra lúa gạo nuôi cả nước .
Không phải vì con người ở đây không hiếu học như có người đã nói, mà vì ngân sách giáo dục thường bị hạn chế hay du di, cắt xén tùy tiện. Và lãnh đạo đất nước vốn bị bệnh thành tích nặng, đặc biệt về thành tích "phổ cập giáo dục".
Ở Malaysia, trẻ con cho tới 18 tuổi đi học không phải trả tiền. Nghĩa là chế độ "cưỡng bách giáo dục" đã được triệt để áp dụng, không chỉ ở bậc tiểu học mà cả ở bậc trung học, từ lâu. Con nhà đặc biệt nghèo còn được trợ cấp riêng để không bỏ học đi làm trước tuổi được cho phép…
Giáo dục đại học có vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy những tiến bộ kinh tế - xã hội, sáng tạo tri thức và kích thích sự đổi mới cho đất nước như thế nào, xưa nay trên thế giới ai cũng biết.
Thế nhưng, theo báo cáo năm 2006 của Ngân Hàng Thế Giới và các số liệu thống kê đáng tin cậy khác thì Việt Nam đang tụt hậu so với các quốc gia trong vùng, so với các nước trước đây không hơn gì Việt Nam, có khi còn kém, với chỉ 2% dân số có thời gian đi học là 13 năm hoặc hơn.
Việt Nam cũng đứng chót toàn vùng về số người trong độ tuổi từ 20-24, tức sau trung học, được học tiếp lên đại học, với tỷ lệ là 10%. Trong khi Trung Quốc là 15%, Thái Lan là 41%, và Hàn Quốc là 89%.
Cho niên học 2008-2009, cả nước Việt Nam có 1,8 triệu thí sinh tranh nhau 300.000 chỗ học đại học. Tức có 5/6 thanh niên học hết trung học phải chạy chỗ để học nghề, nhưng cũng không dễ, cũng thất học và thất nghiệp dài dài, vì việc đào tạo nghề luôn bị phó mặc, thả nổi…
Cũng theo các số liệu đáng tin cậy kể trên thì, trong năm 2006, các giáo sư và sinh viên trường Đại học Quốc gia Séoul đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế 4.556 báo cáo khoa học. Đại học Bắc Kinh có 3.000 báo cáo.
Riêng Hà Nội có được 34 báo cáo, cho hai trường Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa cộng lại!
Ngân Hàng Thế Giới cũng cho biết , về đơn xin cấp bằng sáng chế trong năm 2006, Trung Quốc có 40.000 đơn (bốn mươi ngàn), và Việt Nam có 02 đơn (hai ).
Cũng được biết - và điều nầy là do đàn hậu tấn của chúng ta cho biết - số người có bằng cấp cao ở nước ta ngày càng đông, đặc biệt trong giới cầm quyền lãnh đạo các cấp các ngành từ thấp đến cao của đất nước.
Nổi rõ nhất là trong các kỳ bầu cử các cấp lãnh đạo chánh quyền : không có ông bà ứng cử viên nào, nhất là các ông bà được chánh thức cho ra ứng cử, mà không trưng bằng cấp đầy người, coi đó như là những đảm bảo chắc và đủ cho tài đức kinh bang tế thế của mình…
Tuy nhiên, nếu giáo dục đại học là nền tảng chính yếu để phát triển quốc gia và đổi mới đất nước, thì câu hỏi được đặt ra là : sự "phồn vinh" nhận thấy ở trên do đâu mà có ?
Do chắt chiu từ nội lực và vốn tích lũy của số đông người có cái học bị bóp nghẹt là chính , hay do của vay mượn từ bên ngoài?
Nếu là do của vay mượn từ bên ngoài là chính, cộng với tham nhũng lãng phí ngất trời như hiện nay, thì con cháu chúng ta biết mấy đời kéo cày mới trả hết, khi đất đai để cày cuốc cũng không còn?
Và sự nghèo nàn sáng tạo về mọi mặt, đối chọi nhức mắt với sự phồn vinh đột biến đang diễn ra, có là kết quả tất yếu hay là nghịch lý của khối lượng bằng cấp đại học và trên đại học đáng nể của giới lãnh đạo cầm quyền đất nước, trong đó có lãnh đạo cầm quyền ở bậc đại học?
Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008
Cân bằng cuộc sống
Có thể xem con người gồm hai phần chính là thân và tâm. Con người hạnh phúc khi thân và tâm đều yên ổn. Người ta không thể yên ổn nếu thân và tâm không về với nhau: thân sống trong hiện tại mà tâm nghĩ về quá khứ thì dễ sinh nuối tiếc, buồn khổ; thân sống trong hiện tại còn tâm nghĩ về tương lai thì thường kéo theo sợ hãi, lo âu. Nếu tâm và thân về với nhau thì con người sẽ yên ổn: yên tâm và yên thân. Một trong những cây cầu đưa tâm về với thân là hơi thở.
Khi khó ngủ, ta thường nghĩ ngợi mông lung về quá khứ, tương lai, làm đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn tập bài thiền sau: 1-Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra (làm ba lần). 2-Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối (làm ba lần). 3-Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thư toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng (làm ba lần). Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư.
Nếu tập đúng cách, chỉ trong giây lát, tâm bạn đang phiêu du đâu đó lập tức trở về với thân, và hơi thở đã cắt đứt suy nghĩ của bạn với quá khứ, tương lai. Tập như vậy khoảng 5-10 phút, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Giờ giải lao ở nơi làm việc, lúc ngồi chờ tàu xe, bạn có thể nhắm mắt, tập thở như trên vài phút để thư giãn.
Trong cuộc sống, nhiều người không biết xử lý cảm xúc mãnh liệt của mình khi khổ đau vì thất vọng, sợ hãi hay giận hờn... Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen và tập "thở vào/ tôi thấy tôi là trái núi; thở ra/tôi cảm thấy vững vàng", thì họ có thể vượt thoát khỏi thời khắc hiểm nguy đó...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy". Trong cuốn An lạc từng bước chân, ông dạy cách thiền khi uống trà, khi ôm, khi lái xe, khi ăn, khi nghe điện thoại; ông cũng dạy cách dùng hơi thở để điều phục cơn giận, thực tập nhìn sâu... và ông kết luận thiền là yếu tố không thể thiếu trong các xã hội văn minh.
Khi khó ngủ, ta thường nghĩ ngợi mông lung về quá khứ, tương lai, làm đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn tập bài thiền sau: 1-Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra (làm ba lần). 2-Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối (làm ba lần). 3-Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thư toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng (làm ba lần). Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư.
Nếu tập đúng cách, chỉ trong giây lát, tâm bạn đang phiêu du đâu đó lập tức trở về với thân, và hơi thở đã cắt đứt suy nghĩ của bạn với quá khứ, tương lai. Tập như vậy khoảng 5-10 phút, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Giờ giải lao ở nơi làm việc, lúc ngồi chờ tàu xe, bạn có thể nhắm mắt, tập thở như trên vài phút để thư giãn.
Trong cuộc sống, nhiều người không biết xử lý cảm xúc mãnh liệt của mình khi khổ đau vì thất vọng, sợ hãi hay giận hờn... Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen và tập "thở vào/ tôi thấy tôi là trái núi; thở ra/tôi cảm thấy vững vàng", thì họ có thể vượt thoát khỏi thời khắc hiểm nguy đó...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy". Trong cuốn An lạc từng bước chân, ông dạy cách thiền khi uống trà, khi ôm, khi lái xe, khi ăn, khi nghe điện thoại; ông cũng dạy cách dùng hơi thở để điều phục cơn giận, thực tập nhìn sâu... và ông kết luận thiền là yếu tố không thể thiếu trong các xã hội văn minh.
Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008
Ước mơ ra biển
Biển xanh bao la, biển sâu thăm thẳm... Biển là đỉnh cao cho sức mạnh chinh phục của loài nguời. Biển là điểm đến của bao trái tim dũng cảm, muốn vuơn mình thách thức với đại duơng.
Tự hào biết bao khi chúng ta sắp là một thành viên trong đại gia đình Hàng Hải. Khát khao đuợc Ra Khơi, Cuỡi Sóng, Căng Buồm và Cập Bến Bờ là khát khao cháy bỏng, là uớc mơ bền chặt trong tiềm thức của mỗi ngời - mỗi đứa con Hàng Hải.
Ra Khơi
Ra Khơi là điểm tựa vững chắc cho uớc mơ Cập Bến Bờ. Ra Khơi khởi đầu cho một hành trình đầy vất vả, gian lao, cả những hiểm nguy không luờng truớc. Nhưng Ra Khơi cũng đánh dấu những buớc chân của ta trên con đuờng phía truớc. Ta đã đi, đi vì niềm say mê, đi vì tiếng gọi mãnh liệt của biển. Ta đi vì Tổ quốc đang chờ, vì những con tàu đang chào đón... Hành trang ta mang hôm nay còn có trí tụê, kinh nghiệm và niềm tin - niềm tin về cuộc đời về tương lai của COMATCE.
Khoác hành trang ấy trên vai, tôi , bạn - tất cả chúng ta tự tin cùng.... Ra Khơi.
Cuỡi sóng
Khi con tàu mơ ước chạm nước Ra Khơi, ta biết, từ đây ta sẽ phải trải qua bao thử thách của mẹ biển. Những con sóng khổng lồ sẽ không làm ta nao núng, những đợt bão dữ dội không làm ta nản lòng. Ta chấp nhận và luôn đón chờ tất cả với tư thế chủ động của kẻ tự tin và khát khao chiến thắng. Ta đã, đang và sẽ Cuỡi Sóng, Đạp Gió tiến lên.
Căng Buồm
Đã trải qua biết bao sóng gió trên hành trình ra biển , ngày hôm nay, con tàu đã bước sang một giai đọan mới, đó không đơn thuần chỉ là sự trải nghiệm, thời điểm này - chúng ta đang Căng Buồm, tăng tốc. Gạt phăng những mệt mỏi, những phút giây tuởng chừng không thể vượt qua, ta lại tràn trề sinh khí, tràn trề niềm tin, hi vọng. Cố gắng lên, Bến mẹ đang chờ.
Cập Bến Bờ
Ta khóc, khóc vì hạnh phúc với thành công của hành trình, của con đuờng ta chấp nhận khó khăn, nguy hiểm mà chọn lựa. Ta khóc vì ánh mắt của bao nguời thân yêu đang ánh lên niềm tự hào. Ta khóc vì cái vòng tay siết chặt sau bao ngày lo lắng của mẹ cha... Nước mắt mặn mòi như vị biển, thêm cho ta rắn rỏi, vững tin với những hành trình tuơng lai.
Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2008
Bao giờ cho đến tháng 10
Khả năng 3 chiến hạm đóng mới của đoàn vận tải phải đến cuối tháng 9/2008 mới có thể chính thức bàn giao . Như vậy là hơn 1 năm mới xong 3 đoàn --- Thế mới gọi là đầu tư...
Chúng ta sai ở khâu nào ? Ai chịu trách nhiệm chính ? Cái gì làm nên sự việc này?
Không ai trả lời được ...
Chỉ có các người ngoài cười được, còn ai trong cuộc cười nữa ? không ai biết được ?
Bởi có ai biết , có ai dám nói , có ai dám chịu trách nhiệm, có ại coi đó là tiền của mình để xót sa, để rút ra kinh nghiệm...
Còn đoàn COMATCE01 ,liệu bán đấu giá lần thứ 4 có thành công không?
Ai trả lời các cổ đông đây?
Có trời mà biết .
Chúng ta sai ở khâu nào ? Ai chịu trách nhiệm chính ? Cái gì làm nên sự việc này?
Không ai trả lời được ...
Chỉ có các người ngoài cười được, còn ai trong cuộc cười nữa ? không ai biết được ?
Bởi có ai biết , có ai dám nói , có ai dám chịu trách nhiệm, có ại coi đó là tiền của mình để xót sa, để rút ra kinh nghiệm...
Còn đoàn COMATCE01 ,liệu bán đấu giá lần thứ 4 có thành công không?
Ai trả lời các cổ đông đây?
Có trời mà biết .
Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2008
Văn hóa "Chửi"
Bản 1 – (mầu sắc Bắc Kỳ).
“Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái vàng. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất ! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy… ấy… ấy !Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy… ây… ấy !Mày mà ăn thì con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, và ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày.Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau. Chết mau, chết sớm ! Chết trẻ, đẻ ngang nhá.Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy.Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a… Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày”
Bản 2 – (màu sắc Miền Trung, xứ Huế):
“Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này:Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chửi. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?”
Phần chửi thêm (Extra / Bonus)
(Cách chửi này văn minh hơn một chút, có thêm phần “tân tóan học!!!” Đọc cho vui !!! hihi…)
1- “Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà, gà ở nhà bà con công con phượng, gà về nhà mày thành con cáo con diều hâu. Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ‘ngoặc’ bà ‘khai căn’ cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Sau khi bà ‘khai căn’ cả họ nhà mày xong rồi, bà ‘tích phân n bậc,’ bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà ‘đạo hàm n lần.’
2- Ái chà chà ! Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò ‘cộng trừ âm dương’ trên giường với nhau à. Bà là trị cho ‘tuyệt đối’ hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là ‘vô nghiệm,’ cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong ‘âm vô cùng,’ sẽ gặp tai ương đến ‘dương vô tận,’ cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến “maximum” của sự ‘vô hạn’ tối tăm.
3- “Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò ‘tiệm cận’ hàng rào nhà bà là bà không biết đấy à ? Bà là bà ‘giả thiết’ mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà, mày về mày vỗ béo để nhồi ‘đường cong’ cho con vợ mày, à... à… mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi ‘đường cong’ của con vợ mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ ‘vuông góc’ một mạch thẳng xuống ‘góc tủ.’
Phần phụ diễn:
Bây giờ, để cho câu chuyện chửi có vẻ “bình quyền, bình đẳng,” thử đổi lời chủi của “Bà Mất Gà” thành lời chửi của “Ông Mất Ngỗng” để nghe xem cái giọng chửi nó khác nhau ra làm sao nhé (???):“Tiên sư đứa nào bắt mất con Ngỗng vàng nhà ông, Ngỗng ở nhà ông là con công con phượng, Ngỗng về nhà mày thành con cáo con diều hâu. Bố mày là A, mẹ mày là B, ông cho vào ngoặc ông ‘khai căn’ cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Ông ‘khai căn’ cả họ nhà mày xong rồi, ông ‘tích phân n bậc,’ ông bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà ‘đạo hàm n lần.’ Ái chà chà, mày tưởng nuốt được con Ngỗng nhà ông là mày có thể yên ổn mà chơi trò ‘cộng trừ âm dương’ trên giường với nhau à. Ông là trị cho tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là ‘vô nghiệm,’ cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Ông sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong ‘âm vô cùng,’ sẽ gặp tai ương đến ‘dương vô tận,’ cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến ‘maximum’ của sự ‘vô hạn’ tối tăm Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò ‘tiệm cận’ hàng rào nhà ông là ông không biết đấy à ? Ông là ông ‘giả thiết’ mày ăn cắp hơn hai chục con Ngỗng vàng nhà ông, mày về mày vỗ béo để nhồi ‘đường cong’ cho con vợ mày, à... à… mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi ‘đường cong’ con vợ mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ ‘vuông góc’ một mạch thẳng xuống ‘góc tủ.’ ”
Bán chẳng ai mua
COMATCE.OI được giao bán lần thứ 4.
Định giá để bán cũng là 1 khoa học...
Đấu giá để bán được hàng còn hơn khoa học...
Bán được mình - Là khoa học gì...
Định giá để bán cũng là 1 khoa học...
Đấu giá để bán được hàng còn hơn khoa học...
Bán được mình - Là khoa học gì...
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2008
Sài gòn ra Hà nội
Trên chuyến bay ra Bắc, tôi mở tạp chí Heritage của Vietnam Airlines ra đọc và ngạc nhiên thấy địa danh Sài Gòn được dùng rất tự nhiên, như thể đấy mới là tên gọi chính thức của đô thị lớn nhất Việt Nam.
Không kể bài về khu Nam Sài Gòn, các bài khác về chủ đề văn hóa, xã hội đều gọi Sài Gòn một cách bình thường. Thậm chí có bài song ngữ, phần tiếng Việt viết "Sài Gòn" còn bản tiếng Anh lại để là TP Hồ Chí Minh.
Ra đến Hà Nội, ngồi lên taxi thấy ngay trước mặt dòng chữ "Taxi Sao Sài Gòn" và nghe người lái hỏi: "Anh ở Sài Gòn ra?". Đi qua ga Hàng Cỏ thấy dòng chữ chạy trước mắt trên bảng điện tử: "Tuyến tàu Hà Nội - Sài Gòn".
Ta đi Sài Gòn
Gần như chính thức cái tên Sài Gòn cũng trở lại mặt báo, trên truyền thông, trong giao thông công cộng. Chỉ có đi máy bay thì vẫn nghe đều đặn "Hàng khách đi chuyến bay VN...đi TPHCM ra cửa số...".
Phải chăng tàu hỏa thì bình dân hơn nên dễ "Sài Gòn hóa" hơn phi cơ vốn nhiều quan chức bay đi bay lại? Nhưng ra khỏi Việt Nam hay bay về nước thì lại thấy ngay ký hiệu chuyến bay từ lâu nay vẫn là SGN. Lịch sử quả là kỳ lạ.
Thực ra, theo tôi biết, việc dân chúng sống ở phía Nam và nhất là trên địa bàn TPHCM đã có những cách dùng hai chữ Sài Gòn hay gọi tên thành phố này theo kiểu riêng của họ từ lâu nay.
Nhưng tại Hà Nội, việc Sài Gòn trở lại trong ngôn ngữ và báo chí, văn hóa có phần mới và đậm nét đáng chú ý.
Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy việc dùng cách tên ngoại tỉnh hay ngoại quốc ở Hà Nội là một trào lưu có từ mấy năm nay.
Hà Nội nay đang mở rộng ra nhiều vùng phụ cận
Tâm lý "thương nhớ đồng quê" - một chỉ dấu về gốc tích làng xã của nhiều người sống ở thủ đô, được thể hiện trong các biển hiệu: "Gà đồi, lợn Mán, cơm quê", "Vịt Lạng Sơn", "Gà Mạch Hoạch", (có chỗ viết là Mạnh Hoạch), hay các món "cơm niêu", "cháo cá".
Rồi gần thì bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Vân, xa thì quán Huế, phở Nam Định, mì Quảng...cũng Việt Nam ta cả thôi nhưng nghe cũng khoái khẩu ra phết. Xa và lạ hơn chút nữa thì "Lẩu Tứ Xuyên", "Bia Đức, Xúc-xích Tiệp" đủ kiểu.
Ngoài ra, cứ ngồi trên taxi lúc kẹt xe mà nhìn biển phố thì còn thấy đủ kiểu cách ghép thương hiệu, biển hàng pha trộn Âu-Á hoặc chơi nguyên tiếng Anh, tiếng Pháp. Nào Cà phê Honey, Laptop Khoa Nam, Phở Bò nằm cùng Games Online.
Không kể bài về khu Nam Sài Gòn, các bài khác về chủ đề văn hóa, xã hội đều gọi Sài Gòn một cách bình thường. Thậm chí có bài song ngữ, phần tiếng Việt viết "Sài Gòn" còn bản tiếng Anh lại để là TP Hồ Chí Minh.
Ra đến Hà Nội, ngồi lên taxi thấy ngay trước mặt dòng chữ "Taxi Sao Sài Gòn" và nghe người lái hỏi: "Anh ở Sài Gòn ra?". Đi qua ga Hàng Cỏ thấy dòng chữ chạy trước mắt trên bảng điện tử: "Tuyến tàu Hà Nội - Sài Gòn".
Ta đi Sài Gòn
Gần như chính thức cái tên Sài Gòn cũng trở lại mặt báo, trên truyền thông, trong giao thông công cộng. Chỉ có đi máy bay thì vẫn nghe đều đặn "Hàng khách đi chuyến bay VN...đi TPHCM ra cửa số...".
Phải chăng tàu hỏa thì bình dân hơn nên dễ "Sài Gòn hóa" hơn phi cơ vốn nhiều quan chức bay đi bay lại? Nhưng ra khỏi Việt Nam hay bay về nước thì lại thấy ngay ký hiệu chuyến bay từ lâu nay vẫn là SGN. Lịch sử quả là kỳ lạ.
Thực ra, theo tôi biết, việc dân chúng sống ở phía Nam và nhất là trên địa bàn TPHCM đã có những cách dùng hai chữ Sài Gòn hay gọi tên thành phố này theo kiểu riêng của họ từ lâu nay.
Nhưng tại Hà Nội, việc Sài Gòn trở lại trong ngôn ngữ và báo chí, văn hóa có phần mới và đậm nét đáng chú ý.
Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy việc dùng cách tên ngoại tỉnh hay ngoại quốc ở Hà Nội là một trào lưu có từ mấy năm nay.
Hà Nội nay đang mở rộng ra nhiều vùng phụ cận
Tâm lý "thương nhớ đồng quê" - một chỉ dấu về gốc tích làng xã của nhiều người sống ở thủ đô, được thể hiện trong các biển hiệu: "Gà đồi, lợn Mán, cơm quê", "Vịt Lạng Sơn", "Gà Mạch Hoạch", (có chỗ viết là Mạnh Hoạch), hay các món "cơm niêu", "cháo cá".
Rồi gần thì bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Vân, xa thì quán Huế, phở Nam Định, mì Quảng...cũng Việt Nam ta cả thôi nhưng nghe cũng khoái khẩu ra phết. Xa và lạ hơn chút nữa thì "Lẩu Tứ Xuyên", "Bia Đức, Xúc-xích Tiệp" đủ kiểu.
Ngoài ra, cứ ngồi trên taxi lúc kẹt xe mà nhìn biển phố thì còn thấy đủ kiểu cách ghép thương hiệu, biển hàng pha trộn Âu-Á hoặc chơi nguyên tiếng Anh, tiếng Pháp. Nào Cà phê Honey, Laptop Khoa Nam, Phở Bò nằm cùng Games Online.
Xuyên vùng văn hóa
Một nhịp của toàn cầu hóa chính là việc tự kiến tạo bản sắc của mỗi người hay từng nhóm người qua sinh hoạt, tiêu dùng, dựa vào những nhãn hiệu, thương hiệu tự chọn, tự chế biến. Tính cách xuyên vùng văn hóa là một trào lưu không tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, tôi tin rằng nhãn hiệu Sài Gòn có vẻ như được dùng để mô tả những gì có phần mới lạ, hiện đại hơn những thứ vịt gà hay cơm cháo kể trên.
Nó nằm trong dòng trở lại những cái tên thời Pháp, thời Mỹ mà người nước ngoài dùng để đặt cho khu vực này. Cứ để ý sẽ thấy những chữ như Indochine, thậm chí Tonkin hay Orient nay được dùng khá nhiều trong mảng liên doanh, đầu tư du lịch.
Nhưng cách dùng hai từ Sài Gòn không chỉ có vậy.
Theo tôi, trong trái tim người Hà Nội và những người mang tâm thức Bắc Hà chân chính, Sài Gòn luôn chiếm một vị trí đầy tình cảm. Cảm giác vừa tự hào vì đó là miền đất cha ông gây dựng được, vừa thương, vừa nể, vừa mặc cảm có lỗi gì đó với Sài Gòn, nhất là vì giai đoạn sau 1975, luôn bâng khuâng trong tâm trí.
Kể từ thời Pháp, rồi sang đến thời đất nước bị chia làm hai, Sài Gòn là nơi người Bắc hướng đến.
Cảnh Sài Gòn nhìn từ một cao ốc gần trung tâm thành phố
Trong làn sóng mở cửa, người Hà Nội, cả gốc Hà thành và những người đến sống một hai thế hệ nhưng hấp thụ văn hóa Thăng Long, đã và đang chứng kiến một cuộc xâm nhập ào ạt, nóng hổi thời Đổi Mới của quan chức và người dân các tỉnh. Lúc đó, họ lại càng thầm thông cảm với tâm trạng của người Sài Gòn sau 1975.
Bây giờ dù mức sống hai thành phố đã không còn khoảng cách xa như thập niên 70, với người Hà Nội thì Sài Gòn xưa và nay, vẫn đậm chất Pháp, chất Mỹ và nét miền Nam ngày trước.
Với cả nước, đây vẫn là cửa ngõ lớn nhất hướng sang Hoa Kỳ vì chỉ người Sài Gòn mới thực sự có liên hệ gia đình đông đảo với khối Việt Kiều ở Bắc Mỹ, còn quan hệ với Phương Tây của Hà Nội vẫn nặng tính quan chức, ngoại giao.
Nhưng cũng phải nói rằng trong tình cảm dành cho Sài Gòn, người Hà Nội cũng có đôi điều ghen tị pha lẫn tự hào riêng về phong cách người ta cho là thuần Bắc.
Ý thức hệ cộng sản - tư bản và cuộc chiến vài chục năm trước giữa hai chính thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc hai thành phố. Chính vì thế, người ta đã phản ứng mạnh trước những lời chê bai Hà Nội một cách thô ráp của một cô bé blogger từ Sài Gòn ra hồi 2007.
Chính trị Việt Nam là chính trị Hà Nội và sẽ còn như thế trong nhiều năm tới. Nhưng theo tôi, sự cạnh tranh, đi cùng giao lưu giữa hai đô thị này sẽ còn tăng, với Sài Gòn trở thành một điểm đối trọng quý báu và cần thiết.
Và như sự trở lại Hà Nội một cách tự nhiên của cái tên Sài Gòn cho thấy, việc xích lại gần nhau không đến từ những mệnh lệnh chính trị, mà từ sinh hoạt của người dân, từ các dòng chảy của văn hóa của ẩm thực sôi động.
Ra phố Vọng buổi tối, thấy tấm biển sáng choang "Tẩm quất Sài Gòn" thì tôi cũng "choáng" luôn. Đấm bóp kiểu Sài Gòn là kiểu gì thế, có đê mê hơn kiểu Thanh Hóa hay Nghệ Tĩnh? Hai chữ Sài Gòn đã đi vào tận da thịt người Hà thành thế này thì chỉ còn cách ngả mũ chào sức sống dân gian!
Một nhịp của toàn cầu hóa chính là việc tự kiến tạo bản sắc của mỗi người hay từng nhóm người qua sinh hoạt, tiêu dùng, dựa vào những nhãn hiệu, thương hiệu tự chọn, tự chế biến. Tính cách xuyên vùng văn hóa là một trào lưu không tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, tôi tin rằng nhãn hiệu Sài Gòn có vẻ như được dùng để mô tả những gì có phần mới lạ, hiện đại hơn những thứ vịt gà hay cơm cháo kể trên.
Nó nằm trong dòng trở lại những cái tên thời Pháp, thời Mỹ mà người nước ngoài dùng để đặt cho khu vực này. Cứ để ý sẽ thấy những chữ như Indochine, thậm chí Tonkin hay Orient nay được dùng khá nhiều trong mảng liên doanh, đầu tư du lịch.
Nhưng cách dùng hai từ Sài Gòn không chỉ có vậy.
Theo tôi, trong trái tim người Hà Nội và những người mang tâm thức Bắc Hà chân chính, Sài Gòn luôn chiếm một vị trí đầy tình cảm. Cảm giác vừa tự hào vì đó là miền đất cha ông gây dựng được, vừa thương, vừa nể, vừa mặc cảm có lỗi gì đó với Sài Gòn, nhất là vì giai đoạn sau 1975, luôn bâng khuâng trong tâm trí.
Kể từ thời Pháp, rồi sang đến thời đất nước bị chia làm hai, Sài Gòn là nơi người Bắc hướng đến.
Cảnh Sài Gòn nhìn từ một cao ốc gần trung tâm thành phố
Trong làn sóng mở cửa, người Hà Nội, cả gốc Hà thành và những người đến sống một hai thế hệ nhưng hấp thụ văn hóa Thăng Long, đã và đang chứng kiến một cuộc xâm nhập ào ạt, nóng hổi thời Đổi Mới của quan chức và người dân các tỉnh. Lúc đó, họ lại càng thầm thông cảm với tâm trạng của người Sài Gòn sau 1975.
Bây giờ dù mức sống hai thành phố đã không còn khoảng cách xa như thập niên 70, với người Hà Nội thì Sài Gòn xưa và nay, vẫn đậm chất Pháp, chất Mỹ và nét miền Nam ngày trước.
Với cả nước, đây vẫn là cửa ngõ lớn nhất hướng sang Hoa Kỳ vì chỉ người Sài Gòn mới thực sự có liên hệ gia đình đông đảo với khối Việt Kiều ở Bắc Mỹ, còn quan hệ với Phương Tây của Hà Nội vẫn nặng tính quan chức, ngoại giao.
Nhưng cũng phải nói rằng trong tình cảm dành cho Sài Gòn, người Hà Nội cũng có đôi điều ghen tị pha lẫn tự hào riêng về phong cách người ta cho là thuần Bắc.
Ý thức hệ cộng sản - tư bản và cuộc chiến vài chục năm trước giữa hai chính thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc hai thành phố. Chính vì thế, người ta đã phản ứng mạnh trước những lời chê bai Hà Nội một cách thô ráp của một cô bé blogger từ Sài Gòn ra hồi 2007.
Chính trị Việt Nam là chính trị Hà Nội và sẽ còn như thế trong nhiều năm tới. Nhưng theo tôi, sự cạnh tranh, đi cùng giao lưu giữa hai đô thị này sẽ còn tăng, với Sài Gòn trở thành một điểm đối trọng quý báu và cần thiết.
Và như sự trở lại Hà Nội một cách tự nhiên của cái tên Sài Gòn cho thấy, việc xích lại gần nhau không đến từ những mệnh lệnh chính trị, mà từ sinh hoạt của người dân, từ các dòng chảy của văn hóa của ẩm thực sôi động.
Ra phố Vọng buổi tối, thấy tấm biển sáng choang "Tẩm quất Sài Gòn" thì tôi cũng "choáng" luôn. Đấm bóp kiểu Sài Gòn là kiểu gì thế, có đê mê hơn kiểu Thanh Hóa hay Nghệ Tĩnh? Hai chữ Sài Gòn đã đi vào tận da thịt người Hà thành thế này thì chỉ còn cách ngả mũ chào sức sống dân gian!
Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2008
Sức mạnh của ngôn từ
Để khen nhau mà nói “hơi bị đẹp đấy” thì đã lạ rồi, nhưng tấm tắc khen nhau “hơi bị đểu đấy” thì các cụ nhà ta sống lại chắc không tài nào hiểu nổi bọn con cháu định nói gì.
Bởi nó “ngược đời” !Bởi đó là kiểu ngôn từ đã bị lộn ngược !
Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tuỳ theo tạng của mỗi người, ta có thể thích hoặc không thích, nhưng sự tồn tại một cách rất có sức sống của nó khiến tôi giật mình. Hegel chẳng nói : cái tồn tại là cái có lý đó sao ?
Mà có lý thật.
Hãy nói về chữ “Bị”. “Bị” vốn là một từ biểu hiện ý niệm thua kém, tiêu cực, như bị thua, bị xấu, bị lỗ vốn, bị khinh … Nhưng nay lại có “bị đẹp” , “bị ngon” , “bị tuyệt vời” … thì thật trái khoáy !. Lạ nữa là nếu thêm một từ chỉ sự hạn chế như “hơi” (nghĩa là chỉ một chút thôi) thì giá trị muốn khen lại còn tăng lên gấp bội. Hơi bị đẹp là rất đẹp. Hơi bị tuyệt vời là tuyệt vời vô cùng.
Đến một lúc ta lại khám phá ra rằng, trong các cụm từ gồm những yếu tố ngược nhau, chống nhau kia toát lên một ẩn ức : Dường như người nói phải khẳng định một giá trị mà biết chắc là sẽ rất nhiều người muốn phủ định. Hơn thế, người nói dường như biết mình là thiểu số, là không chính thống, nhưng lại tin chắc sự thật và cái đúng nằm ở phía mình. Ngôn ngữ được phát ra trong một tương quan tranh chấp.
Khen một người đẹp, một hành động đẹp đích thực mà phải nói là “bị đẹp” ? Khẳng định là rất đẹp nhưng cũng chỉ dám nói là “hơi bị đẹp” thôi !. Sự “khiêm tốn”, nhượng bộ ấy cho thấy người nói tự biết mình đúng, nhưng vẫn phải cố nói cho “phải đạo”, như thể đang đứng trước những người đã trực sẵn để chống lại ý kiến của mình vậy.
Nhưng sự khiêm tốn ở đây xem ra chỉ là khiêm tốn bất đắc dĩ, bên trong vẫn như ngầm chứa một sự đối chọi, lại còn đùa cợt, trêu ngươi. Tuy đã rất khiêm tốn, người nói vẫn khẳng định lập trường khen chê của mình. Thậm chí hiệu quả tương phản của ngôn ngữ khiến cho càng bị nén xuống thì sự khẳng định lại càng tăng lên.
Vả lại, nói ngược chắc gì đã ngược, chữ “bị” chắc gì đã là thua kém. Chẳng hạn ”Bị” làm đày tớ thì sướng hơn cái “được” làm chủ rành rành rồi. Trong một không gian đảo lộn thật giả thì có khi nói ngược mới chính là nói xuôi.
Vậy chính bối cảnh xã hội đã tạo ra tâm lý thích nói ngược, và nhu cầu phải nói ngược !
Nhưng dù gì đi nữa, sự xung đột giữa hai thành phần đối chọi nhau trong các cụm từ có chữ “bị” này cũng cho ta thông điệp về một sự dồn nén, tranh chấp, cọ xát giữa những giá trị đang bị đảo lộn (hoặc do chênh nhau về thế hệ, hoặc bởi danh một đường thực một nẻo; hoặc bởi thang giá trị đã bị lộn ngược, quay đầu xuống đất, cái tử tế bị coi là tồi tàn, cái tồi tàn thì lên ngôi chúa tể), và tất yếu phải đấu tranh để xác lập lại thang giá trị ấy.
Bây giờ nói về chữ “Đểu”
“Đểu” là một cái gì đó xấu xa, tồi tàn, lừa đảo, mất dạy … khỏi cần nói. Nhưng ĐỂU lại ghép với một danh từ, tính từ hay động từ mang nội hàm tử tế, tốt đẹp, đạo đức … thì xưa nay chưa có bao giờ. Ví dụ xưa nay vẫn nói “thằng đểu” chứ không thể ghép với chữ ông thành “ông đểu” được.
Nhưng đây, tôi ví dụ. Trước ngày 30-4-1975 thì đài (máy thu thanh) còn quý lắm. Mấy thằng ma-cô ăn mặc giả bộ đội, thấy một ông già ngồi nghỉ ở chỗ vắng, đang nghe chiếc đài Xiang-Mao. Chúng xán đến chào hỏi lễ phép, rồi nói với vẻ quan tâm:
- Bố có cái đài đẹp quá, (rồi chìa tay ra), bố cho con xin nhé, thôi tặng con đi, bố già rồi, giữ lấy sức khoẻ mà sống, nghe làm gì ?
Nếu hiểu “ngôn ngữ của thời đại” và tình huống bất khả kháng của mình thì ông già hãy ngoan ngoãn biếu chiếc đài đi để được yên thân. Nếu ngoan cố chống lại thì chẳng những mất cái đài mà còn xơi thêm mấy cái tát hay gì nữa cũng chưa biết chừng. Động tác “xin” của chúng như thế là một bài giảng về khái niệm “xin đểu” !. Một động tác cướp nhưng không phải cướp giật, mà là “xin” !. Xin và tặng vốn là những động tác của sự lịch sự, thân ái !
Tôi nhớ trong một tuyện ngắn, nhà văn Bùi Minh Quốc đã gọi mẹo ấy là “biến cuộc trấn lột thành một cuộc hiến dâng tự nguyện”. Thật chí lý. Đầy tính “thời đại” (!). Những chuyện xin đểu, giúp đểu, quan tâm đểu, phục vụ đểu, đổi mới đểu, thân ái đểu, nhân ái đểu … (mà thực chất là ăn cướp, là trấn lột) bây giờ đã nhan nhản ra rồi. Trong những quán “cơm tù” chúng cũng phục vụ nhân dân đấy nhưng là “phục vụ đểu” !
Đấy là “đểu” ghép với động từ hoặc tĩnh từ.
“Đểu” cũng có thể ghép với một danh từ hàm ý tử tế.
Một lần ra chợ giời, tôi mua về một chiếc radio-cassette hiệu Sony, còn khá mới, giá lại khá rẻ, nhưng lắp băng vào nghe được một lúc thì băng rối, cố mở ra thì núm văng một đằng, bánh xe một nẻo. Anh bạn tôi liền ái ngại và riễu tôi : “Thôi thôi bố ơi, bố mua phải “Sony đểu “ rồi!”. Sony là một thương hiệu có uy tín, ghép với chữ đểu tạo thành một từ đầy ấn tượng. Nếu gọi là Sony giả, Sony rởm thì mất hết giá trị trong ngôn ngữ. Phải là “Sony đểu” mới lột được cái thần của thực trạng. Hàng giả, hàng rởm … là những từ chết. “Hàng đểu” là ngôn ngữ sống động không thể thay thế, nó không chỉ thông báo về chất lượng món hàng, mà nó thông báo toàn cục, cả tâm địa, cung cách, trào lưu, khung cảnh, nền tảng, nguy cơ … và cả cảm xúc của người nói nữa, nghĩa là toàn bộ bối cảnh, toàn bộ “sinh thái học” của vấn đề.
Nhưng, ở một xứ sở toàn những mẹo Trạng Quỳnh thì sẽ có mẹo để chống lại mẹo, sẽ có “đểu” trị lại “đểu”, sẽ có “đểu” lương thiện chống lại “lương thiện đểu” ..v…v.., (rồi phải có “đểu” cương trực, “đểu” khôn ngoan, “đểu” tử tế nữa). Thế là một lần nữa, ngôn ngữ lại phải lộn ngược, và khi ấy những người tử tế lại phải khen nhau “hơi bị đểu đấy !” (trong tổ hợp này thì chữ “đểu” lại đóng vai nhân tố tốt đẹp, “đểu” tương tự như “đẹp”, nên vẫn ngược chiều với chữ “bị”, theo đúng nguyên tắc tương phản của cách diễn đạt này). Viết một câu đối ra mà được bạn bè gật gù, tủm tỉm phán rằng: “Hơi bị đểu đấy !” thì có thể yên tâm mở rượu ăn mừng. Ngôn ngữ quỷ quái thật.
Nói đến chữ ĐỂU tôi rất phục sự phát hiện của một cây bút tên là Bắc Hà mà tôi chưa có hân hạnh biết là ai. Bắc Hà viết về một nghề cổ truyền của đất Cổ Nhuế rất dễ thương với lời ca “ba sẵn sàng” : Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, chưa đầy hai sọt chưa về quê hương. Bắc Hà viết rằng Cứt rất có giá nên người ta trộn cả đất vào để tăng trọng lượng. Cứt không đúng là cứt thì gọi là cứt đểu. (Trong tổ từ này Cứt là một giá trị đẹp, hữu dụng, tương phản với chữ đểu là từ có nghĩa xấu). (Mới đây trong vụ án siêu nghiêm trọng mà đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và nhiều tướng lĩnh anh hùng của ta yêu cầu Bộ Chính Trị phải đem ra xét xử và nghiêm trị, ông Bắc Hà này còn phát hiện ra khái niệm “Chủ tịch nước đểu”, “đại tướng đểu” nữa !)
Kinh tế hàng hoá thật lắm chuyện. Nhưng ham lợi trước mắt mà tàng trữ “hàng đểu” thì tội to, lợi bất cập hại đấy !.
Đến đây, tôi phải mở ngoặc, xin bạn đọc một phút thôi, kẻo vô tình ta xúc phạm đến phẩm chất của Cứt. Cố thi sĩ Phùng Cung có bài ca ngợi phẩm chất ấy như sau: “Cứt không thèm với tay vịn gió đổi mùi, và nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận ...”. Cứt tự biết mình là thối, lại nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận. Cái đức “chân thật” đó của Cứt thật đáng ngợi ca thay ! Lương thiện thay ! Cố bốc thơm mà làm gì ?
Trở lại câu chuyện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một kho tàng văn hoá. Nó là phương tiện giao lưu, phương tiện truyền bá toàn diện nền văn minh, làm cho thế hệ sau tiếp nhận được hết các thành quả của thế hệ trước, đứng lên vai thế hệ trước mà tiến xa hơn. Nhưng chính ngôn ngữ cũng là một thể sống, nó hút sinh khí của môi trường giao tiếp mà tu chỉnh, mà nâng cao, mà sinh sản nữa.
Thời đại nào đẻ ra ngôn ngữ ấy. Thời đại của Tin học, của máy vi tính cho ta khái niệm “nén thông tin”. Vẫn nội hàm ấy, nhưng tuỳ độ nén mà tạo ra các dạng thông tin khác nhau. Thử đem khái niệm ấy vào văn học : Thông tin từ cõi nhân sinh thì mênh mông vô tận, nhà văn nén nó vào tiểu thuyết, nén nữa thành các truyện ngắn, nén nữa thành thơ, nén nữa thành câu đối, nén nữa thành các khái niệm, ngôn từ. Sức đúc kết của ngôn từ thì thật kinh khủng.
Những danh từ như Cách mạng, Dân chủ … thật tối thiêng liêng, nhưng nếu không thực tâm vì Nhân dân, vì Đất nước mà để cho Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ ỷ thế làm càn, hại dân hại nước thì miệng người đời ngọng gì mà không kèm một chữ “đểu” theo sau ?. Bao nhiêu năm trời dân mới sáng tác được, mới nén được một chữ “đểu” của mình, hẳn dân biết dùng cho đích đáng.
Nhân nhắc đến câu đối, tôi nhớ hai câu thách đối mà tôi cho là cô đọng và khó đối nhất trong các câu đối hiện đại. Một câu là chữ nghĩa văn chương, của Phan Hiền, đăng báo Quân đội Nhân dân đã lâu lắm. Thách đối như sau : “Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy !”. Chữ nghĩa tối giản, lộn ngược lộn xuôi, luẩn quẩn, tráo đi tráo lại, mà ý tứ thì hàm xúc vĩ mô, bình luận cả ngày không hết !. Còn câu kia là một câu thách đối thuộc ngôn ngữ “tếu táo” lưu truyền trong dân gian, nhưng gói ghém toàn bộ tính chất và hiệu quả của nền kinh tế chỉ huy và phân phối bao cấp : “Cái cứt gì cũng phân, mà phân thì như cứt !”. Ôi, lại Phân với Cứt, những từ ngữ sao mà vĩ đại !
Những Câu đối tài như thế, lắt léo như thế, bao trùm như thế thì kể cũng “hơi bị đểu” và “hơi bị tuyệt vời” thật ! Biết khen thế nào khác được ?
Câu đối là thể loại đã nén thông tin rất cô đọng, nhưng đến đơn vị cơ bản là những ngôn từ thì sức nén còn cô đọng hơn. Chỉ một chữ “BỊ”, một chữ “ĐỂU” thôi, được sử dụng một cách “tai quái” và bi hài như vừa phân tích trên đây đã nén vào trong nó thông điệp của cả một thời, một thời có một không hai trong lịch sử dân tộc ta vậy.
Bởi nó “ngược đời” !Bởi đó là kiểu ngôn từ đã bị lộn ngược !
Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tuỳ theo tạng của mỗi người, ta có thể thích hoặc không thích, nhưng sự tồn tại một cách rất có sức sống của nó khiến tôi giật mình. Hegel chẳng nói : cái tồn tại là cái có lý đó sao ?
Mà có lý thật.
Hãy nói về chữ “Bị”. “Bị” vốn là một từ biểu hiện ý niệm thua kém, tiêu cực, như bị thua, bị xấu, bị lỗ vốn, bị khinh … Nhưng nay lại có “bị đẹp” , “bị ngon” , “bị tuyệt vời” … thì thật trái khoáy !. Lạ nữa là nếu thêm một từ chỉ sự hạn chế như “hơi” (nghĩa là chỉ một chút thôi) thì giá trị muốn khen lại còn tăng lên gấp bội. Hơi bị đẹp là rất đẹp. Hơi bị tuyệt vời là tuyệt vời vô cùng.
Đến một lúc ta lại khám phá ra rằng, trong các cụm từ gồm những yếu tố ngược nhau, chống nhau kia toát lên một ẩn ức : Dường như người nói phải khẳng định một giá trị mà biết chắc là sẽ rất nhiều người muốn phủ định. Hơn thế, người nói dường như biết mình là thiểu số, là không chính thống, nhưng lại tin chắc sự thật và cái đúng nằm ở phía mình. Ngôn ngữ được phát ra trong một tương quan tranh chấp.
Khen một người đẹp, một hành động đẹp đích thực mà phải nói là “bị đẹp” ? Khẳng định là rất đẹp nhưng cũng chỉ dám nói là “hơi bị đẹp” thôi !. Sự “khiêm tốn”, nhượng bộ ấy cho thấy người nói tự biết mình đúng, nhưng vẫn phải cố nói cho “phải đạo”, như thể đang đứng trước những người đã trực sẵn để chống lại ý kiến của mình vậy.
Nhưng sự khiêm tốn ở đây xem ra chỉ là khiêm tốn bất đắc dĩ, bên trong vẫn như ngầm chứa một sự đối chọi, lại còn đùa cợt, trêu ngươi. Tuy đã rất khiêm tốn, người nói vẫn khẳng định lập trường khen chê của mình. Thậm chí hiệu quả tương phản của ngôn ngữ khiến cho càng bị nén xuống thì sự khẳng định lại càng tăng lên.
Vả lại, nói ngược chắc gì đã ngược, chữ “bị” chắc gì đã là thua kém. Chẳng hạn ”Bị” làm đày tớ thì sướng hơn cái “được” làm chủ rành rành rồi. Trong một không gian đảo lộn thật giả thì có khi nói ngược mới chính là nói xuôi.
Vậy chính bối cảnh xã hội đã tạo ra tâm lý thích nói ngược, và nhu cầu phải nói ngược !
Nhưng dù gì đi nữa, sự xung đột giữa hai thành phần đối chọi nhau trong các cụm từ có chữ “bị” này cũng cho ta thông điệp về một sự dồn nén, tranh chấp, cọ xát giữa những giá trị đang bị đảo lộn (hoặc do chênh nhau về thế hệ, hoặc bởi danh một đường thực một nẻo; hoặc bởi thang giá trị đã bị lộn ngược, quay đầu xuống đất, cái tử tế bị coi là tồi tàn, cái tồi tàn thì lên ngôi chúa tể), và tất yếu phải đấu tranh để xác lập lại thang giá trị ấy.
Bây giờ nói về chữ “Đểu”
“Đểu” là một cái gì đó xấu xa, tồi tàn, lừa đảo, mất dạy … khỏi cần nói. Nhưng ĐỂU lại ghép với một danh từ, tính từ hay động từ mang nội hàm tử tế, tốt đẹp, đạo đức … thì xưa nay chưa có bao giờ. Ví dụ xưa nay vẫn nói “thằng đểu” chứ không thể ghép với chữ ông thành “ông đểu” được.
Nhưng đây, tôi ví dụ. Trước ngày 30-4-1975 thì đài (máy thu thanh) còn quý lắm. Mấy thằng ma-cô ăn mặc giả bộ đội, thấy một ông già ngồi nghỉ ở chỗ vắng, đang nghe chiếc đài Xiang-Mao. Chúng xán đến chào hỏi lễ phép, rồi nói với vẻ quan tâm:
- Bố có cái đài đẹp quá, (rồi chìa tay ra), bố cho con xin nhé, thôi tặng con đi, bố già rồi, giữ lấy sức khoẻ mà sống, nghe làm gì ?
Nếu hiểu “ngôn ngữ của thời đại” và tình huống bất khả kháng của mình thì ông già hãy ngoan ngoãn biếu chiếc đài đi để được yên thân. Nếu ngoan cố chống lại thì chẳng những mất cái đài mà còn xơi thêm mấy cái tát hay gì nữa cũng chưa biết chừng. Động tác “xin” của chúng như thế là một bài giảng về khái niệm “xin đểu” !. Một động tác cướp nhưng không phải cướp giật, mà là “xin” !. Xin và tặng vốn là những động tác của sự lịch sự, thân ái !
Tôi nhớ trong một tuyện ngắn, nhà văn Bùi Minh Quốc đã gọi mẹo ấy là “biến cuộc trấn lột thành một cuộc hiến dâng tự nguyện”. Thật chí lý. Đầy tính “thời đại” (!). Những chuyện xin đểu, giúp đểu, quan tâm đểu, phục vụ đểu, đổi mới đểu, thân ái đểu, nhân ái đểu … (mà thực chất là ăn cướp, là trấn lột) bây giờ đã nhan nhản ra rồi. Trong những quán “cơm tù” chúng cũng phục vụ nhân dân đấy nhưng là “phục vụ đểu” !
Đấy là “đểu” ghép với động từ hoặc tĩnh từ.
“Đểu” cũng có thể ghép với một danh từ hàm ý tử tế.
Một lần ra chợ giời, tôi mua về một chiếc radio-cassette hiệu Sony, còn khá mới, giá lại khá rẻ, nhưng lắp băng vào nghe được một lúc thì băng rối, cố mở ra thì núm văng một đằng, bánh xe một nẻo. Anh bạn tôi liền ái ngại và riễu tôi : “Thôi thôi bố ơi, bố mua phải “Sony đểu “ rồi!”. Sony là một thương hiệu có uy tín, ghép với chữ đểu tạo thành một từ đầy ấn tượng. Nếu gọi là Sony giả, Sony rởm thì mất hết giá trị trong ngôn ngữ. Phải là “Sony đểu” mới lột được cái thần của thực trạng. Hàng giả, hàng rởm … là những từ chết. “Hàng đểu” là ngôn ngữ sống động không thể thay thế, nó không chỉ thông báo về chất lượng món hàng, mà nó thông báo toàn cục, cả tâm địa, cung cách, trào lưu, khung cảnh, nền tảng, nguy cơ … và cả cảm xúc của người nói nữa, nghĩa là toàn bộ bối cảnh, toàn bộ “sinh thái học” của vấn đề.
Nhưng, ở một xứ sở toàn những mẹo Trạng Quỳnh thì sẽ có mẹo để chống lại mẹo, sẽ có “đểu” trị lại “đểu”, sẽ có “đểu” lương thiện chống lại “lương thiện đểu” ..v…v.., (rồi phải có “đểu” cương trực, “đểu” khôn ngoan, “đểu” tử tế nữa). Thế là một lần nữa, ngôn ngữ lại phải lộn ngược, và khi ấy những người tử tế lại phải khen nhau “hơi bị đểu đấy !” (trong tổ hợp này thì chữ “đểu” lại đóng vai nhân tố tốt đẹp, “đểu” tương tự như “đẹp”, nên vẫn ngược chiều với chữ “bị”, theo đúng nguyên tắc tương phản của cách diễn đạt này). Viết một câu đối ra mà được bạn bè gật gù, tủm tỉm phán rằng: “Hơi bị đểu đấy !” thì có thể yên tâm mở rượu ăn mừng. Ngôn ngữ quỷ quái thật.
Nói đến chữ ĐỂU tôi rất phục sự phát hiện của một cây bút tên là Bắc Hà mà tôi chưa có hân hạnh biết là ai. Bắc Hà viết về một nghề cổ truyền của đất Cổ Nhuế rất dễ thương với lời ca “ba sẵn sàng” : Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, chưa đầy hai sọt chưa về quê hương. Bắc Hà viết rằng Cứt rất có giá nên người ta trộn cả đất vào để tăng trọng lượng. Cứt không đúng là cứt thì gọi là cứt đểu. (Trong tổ từ này Cứt là một giá trị đẹp, hữu dụng, tương phản với chữ đểu là từ có nghĩa xấu). (Mới đây trong vụ án siêu nghiêm trọng mà đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và nhiều tướng lĩnh anh hùng của ta yêu cầu Bộ Chính Trị phải đem ra xét xử và nghiêm trị, ông Bắc Hà này còn phát hiện ra khái niệm “Chủ tịch nước đểu”, “đại tướng đểu” nữa !)
Kinh tế hàng hoá thật lắm chuyện. Nhưng ham lợi trước mắt mà tàng trữ “hàng đểu” thì tội to, lợi bất cập hại đấy !.
Đến đây, tôi phải mở ngoặc, xin bạn đọc một phút thôi, kẻo vô tình ta xúc phạm đến phẩm chất của Cứt. Cố thi sĩ Phùng Cung có bài ca ngợi phẩm chất ấy như sau: “Cứt không thèm với tay vịn gió đổi mùi, và nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận ...”. Cứt tự biết mình là thối, lại nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận. Cái đức “chân thật” đó của Cứt thật đáng ngợi ca thay ! Lương thiện thay ! Cố bốc thơm mà làm gì ?
Trở lại câu chuyện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một kho tàng văn hoá. Nó là phương tiện giao lưu, phương tiện truyền bá toàn diện nền văn minh, làm cho thế hệ sau tiếp nhận được hết các thành quả của thế hệ trước, đứng lên vai thế hệ trước mà tiến xa hơn. Nhưng chính ngôn ngữ cũng là một thể sống, nó hút sinh khí của môi trường giao tiếp mà tu chỉnh, mà nâng cao, mà sinh sản nữa.
Thời đại nào đẻ ra ngôn ngữ ấy. Thời đại của Tin học, của máy vi tính cho ta khái niệm “nén thông tin”. Vẫn nội hàm ấy, nhưng tuỳ độ nén mà tạo ra các dạng thông tin khác nhau. Thử đem khái niệm ấy vào văn học : Thông tin từ cõi nhân sinh thì mênh mông vô tận, nhà văn nén nó vào tiểu thuyết, nén nữa thành các truyện ngắn, nén nữa thành thơ, nén nữa thành câu đối, nén nữa thành các khái niệm, ngôn từ. Sức đúc kết của ngôn từ thì thật kinh khủng.
Những danh từ như Cách mạng, Dân chủ … thật tối thiêng liêng, nhưng nếu không thực tâm vì Nhân dân, vì Đất nước mà để cho Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ ỷ thế làm càn, hại dân hại nước thì miệng người đời ngọng gì mà không kèm một chữ “đểu” theo sau ?. Bao nhiêu năm trời dân mới sáng tác được, mới nén được một chữ “đểu” của mình, hẳn dân biết dùng cho đích đáng.
Nhân nhắc đến câu đối, tôi nhớ hai câu thách đối mà tôi cho là cô đọng và khó đối nhất trong các câu đối hiện đại. Một câu là chữ nghĩa văn chương, của Phan Hiền, đăng báo Quân đội Nhân dân đã lâu lắm. Thách đối như sau : “Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy !”. Chữ nghĩa tối giản, lộn ngược lộn xuôi, luẩn quẩn, tráo đi tráo lại, mà ý tứ thì hàm xúc vĩ mô, bình luận cả ngày không hết !. Còn câu kia là một câu thách đối thuộc ngôn ngữ “tếu táo” lưu truyền trong dân gian, nhưng gói ghém toàn bộ tính chất và hiệu quả của nền kinh tế chỉ huy và phân phối bao cấp : “Cái cứt gì cũng phân, mà phân thì như cứt !”. Ôi, lại Phân với Cứt, những từ ngữ sao mà vĩ đại !
Những Câu đối tài như thế, lắt léo như thế, bao trùm như thế thì kể cũng “hơi bị đểu” và “hơi bị tuyệt vời” thật ! Biết khen thế nào khác được ?
Câu đối là thể loại đã nén thông tin rất cô đọng, nhưng đến đơn vị cơ bản là những ngôn từ thì sức nén còn cô đọng hơn. Chỉ một chữ “BỊ”, một chữ “ĐỂU” thôi, được sử dụng một cách “tai quái” và bi hài như vừa phân tích trên đây đã nén vào trong nó thông điệp của cả một thời, một thời có một không hai trong lịch sử dân tộc ta vậy.
(Lược trích bài của tác giả HSP )
Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2008
Cột cờ Hà nội
Cột cờ Hà Nội được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (vào năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột.Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.
Tầng 1: Mỗi chiều 42,5 m; cao 3,1 m
Tầng 2: Mỗi chiều 27 m; cao 3,7 m; có 4 cửa, trừ cửa Bắc, 3 cửa còn lại đều có đắp 2 chữ tuỳ theo từng hướng: Cửa Đông - Nghênh Húc (đón nắng ban mai) Cửa Nam - Hướng Minh (hướng về ánh sáng) Cửa Tây - Hồi Quang (ánh sáng phản hồi)
Tầng 3: Mỗi chiều 12,8 m; cao 5,1 m Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên.Trên tầng 3 là thân cột Cờ hình trụ có 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13 m với thân cao 18,2 m. Trụ hình thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc; được rọi sáng (và thông hơi) bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô cửa sổ hình dẻ quạt. Những ô cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có tới 5 hoặc 6 cửa sổ.
Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3 m có 8 cửa sổ tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4 m và cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cao 8 m).
Toàn phần xây từ đế đến trụ này cao 33,4 m gồm 3 tầng đế cao 12 m, cột cao 18,2 m, lầu 3,3 m. Nếu kể cả trụ treo cờ thì trên 40 m.
Hiện Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Quân đội), trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình.
Thứ Tư, 11 tháng 6, 2008
Bán xe Mátđa lần 2
Không ai đấu giá lần đầu ( với giá khởi điểm 80 triệu)
Sẽ phải tổ chức lại lần 2 với giá khởi điểm 60 triệu.
Liệu có ai trả giá không ?
Hãy chờ xem .
Và còn đoàn Comatce 01 phải đấu giá đến lần thứ 3 chưa biết có thành công hay không...
Còn quá nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ khi định giá...
Sẽ phải tổ chức lại lần 2 với giá khởi điểm 60 triệu.
Liệu có ai trả giá không ?
Hãy chờ xem .
Và còn đoàn Comatce 01 phải đấu giá đến lần thứ 3 chưa biết có thành công hay không...
Còn quá nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ khi định giá...
Thứ Ba, 10 tháng 6, 2008
Cửa ô -16 xưa và 6 ngày nay
Sưu tầm lịch sử ta thấy
Từ đời nhà Nguyễn. Sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX cho biết Hà Nội có 21 cửa ô. Song, sách này lại không kể đầy đủ tên 21 cửa ô kia. Phải đợi đến năm 1831, khi hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng bản đồ Toà thành Hà Nội, mới thấy ghi lại vị trí và tên 16 cửa ô: ô Yên Hoa nay là ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên, ô Yên Tĩnh nay là ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc, ô Thạch Khối nay là đầu dốc Hàng Than, ô Phúc Lâm nay là đầu phố Hàng Đậu, ô Thanh Hà nay là ô Quan Chưởng, ô Trừng Thanh nay ở vào khoảng mé phải nhà tắm công cộng Chợ Gạo cũ, ô Mỹ Lộc nay là ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm, ô Đông An nay là ngã ba Trần Quang Khải - Hàng Thùng, ô Tây Luông nay là Nhà hát Thành phố, ô Nhân Hoà nay là ngã ba Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo, ô Thanh Lãng nay là ô Đống Mác, ô Yên Ninh nay là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt (tức ô Cầu Dền), ô Kim Hoa ở ngã tư quốc lộ 1 - Đại Cồ Việt (tức ô Đồng Lầm), ô Thịnh Quang nay là ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên (tức ô Chợ Dừa), ô Thanh Bảo nay là bến ô tô Kim Mã, ô Thuỵ Chương nay là khoảng vườn hoa Tây Hồ ở đầu đường Hoàng Hoa Thám.
Như vậy, vào khoảng 1831 Hà Nội có 16 cửa ô. Nhưng đến năm 1866 thì mất một cửa ô. Vì xem bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô. Mất cửa ô Nhân Hoà. Và nhiều cửa ô mang tên mới: Yên Hoa thành Yên Phụ, Yên Tĩnh thành Yên Định, Thạch Khối thành Nghĩa Lập, Phúc Lâm thành Tiền Trung, Tây Luông thành Trường Long, Thanh Lãng thành Lãng Yên, Yên Ninh thành Thịnh Yên, Kim Hoa thành Kim Liên, Thịnh Quang thành Thịnh Hào.Khoảng mười lăm năm tiếp theo, cũng vẫn 15 cửa ô, nhưng Yên Định đã đổi ra Yên Ninh, Đông Hà thành Thanh Hà, Trường Long thành Cựu Lâu. Điều đáng chú ý là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hông có 11 cửa. Đó là vì các cửa ô chính là các cửa của tòa thành đất bao bọc quanh kinh thành Thăng Long. Ra vào kinh thành tất phải qua cửa ô. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành. Song thời đó đường giao thông nối Thăng Long với bốn phương chủ yếu là đường sông, cho nên dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung ở đây. Vì vậy, phải mở nhiều cửa ô để đi lại được dễ dàng. Hai cửa ô Thanh Hà và Trừng Thanh rất gần nhau vì thời xưa cửa sông Tô Lịch nằm giữa hai ô này. Cho nên tuy gần thế mà là xa cách- cách sông cách đò.
Sau hơn 100 năm, 15 cửa ô kia chỉ còn sót lại một cửa, và trong ký ức của nhân dân chỉ lưu lại tên tuổi của sáu cửa ô mà phần lớn được gọi bằng tên nôm: ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng (tức Thanh Hà), ô Đống Mác (tức Lãng Yên), ô Cầu Dền (tức Thịnh Yên), ô Đồng Lầm (tức Kim Liên), ô Chợ Dừa (tức Thịnh Hào). Có một cửa ô nữa đã đi vào ca dao - ô Hàng Đậu, tức Phúc Lâm - nhưng nay không ai nhắc tới nữa./.
Thứ Hai, 9 tháng 6, 2008
Mùa gió chướng
Mùa gió chướng ( Tác giả : Dương Trung Quốc)
“…Chúng ta bắt đầu buộc phải sống bình thường như thiên hạ. Và cái bình thường hấp dẫn nhất đồng thời cũng là khó khăn nhất chính là làm quen với tư cách của những người sở hữu, nền tảng của dân chủ và cũng là nguồn lực của kinh tế thị trường…”
Chưa bao giờ đầu óc bị phân tâm như thời điểm này. Cuộc sống trở nên bề bộn của những chuyển đổi . Mới hơn một năm gia nhập WTO, vừa mới những ngày ngây ngất với những chỉ tiêu vượt trội, nay lần đầu tiên Quốc hội phải biểu quyết hạ thấp những chỉ tiêu phát triển kinh tế mới thông qua, ngón tay còn lưu cái cảm giác tê tê của lần ấn nút cách đây mới chừng nửa năm.
Những cơn rét đậm rét hại rồi đủ loại dịch bệnh bùng phát tứ tung; những con sông chết dần vì ô nhiễm, cả chục triệu tấn than lọt qua lỗ kim của trùng điệp các cơ quan quản lý, giá vàng thì lên giá đôla thì xuống, thanh khoản ngân hàng cạn kiệt, những nhà đầu tư chứng khoán thẫn thờ nhìn mũi tên đi xuống. Người dân đang chen lấn xếp hàng mong kiếm xuất được nộp tiền đặt cọc bao giờ nhận nhà cũng được, nay thì thị trường bất động sản đóng băng trở lại, nhiều công trình xây dựng ngưng trệ vì không đủ tiền bù đắp cho giá vật liệu thăng thiên. Giá giàu thô tăng cao nhưng không bù lại lượng dầu công nghiệp phải nhập trong khi nhà máy lọc dầu vẫn còn đang xây sau 8 năm nâng lên đặt xuống.
Các tập đoàn kinh tế hoành tráng đang bươn chải trên nhiều thị trường để duy trì đồng vốn... Một đại gia bỏ một đống tiền mua máy bay riêng mà chưa biết khi nào được cấp phép cất cánh.Nửa đêm có đại gia từ phương Nam gọi điện thì thào hỏi: "Họp ở ngoài ấy có thấy gì không chứ còn người làm ăn thì lo lắm, như ngồi trên lửa đốt vậy?". Anh lái xe ôm hàng ngày vô tư nay cũng thanh minh khi nhận tiền của khách: "Bác thông cảm, không biết làm sao mà sống với giá cả này".
Một số quan chức bỗng "tẩu hoả nhập ma" không khảo mà xưng, vác tiền thiên hạ quà cáp nộp vào công quỹ khiến báo chí lại rộ lên cuộc tranh luận thế là đúng hay sai. Kẻ khen là dại, người chê là khùng. Quan chức mới được đề bạt bị báo chí đặt lên máy soi xem con virus của lỗi lầm 18 năm trước có còn hay không. Người kết là di căn, kẻ bênh là lành bệnh. Nhà lãnh đạo đổi ý thay người như anh trọng tài trên sân cỏ thổi còi cho thắng rồi lại thổi còi rằng không...
Những nghịch lí của hiện tại. Mấy hôm nay dân chúng đang ngỡ ngàng nhìn một người từng là tội đồ hiên ngang từ chốn lao lung trở về lại rùng mình đón nhận tin hai nhà báo vào chốn lao lung bởi những lời khép tội bằng chính điều luật chống tham nhũng. Ở Quốc hội đang sôi nổi bàn việc mở rộng Thủ đô mà xem ra nó giống một cuộc du canh (nhưng không du cư) vĩ đại hơn là một đề án khoa học liên quan đến quốc kế dân sinh vì nó đặt điều kiện tiên quyết là nhập tỉnh rồi mới xây dựng đồ án. Bên các nước bạn hết bão ở bên phải, lại động đất ở trên đầu, thống kê người chết đều có rất nhiều dãy số.
Những nghịch lí của hiện tại. Mấy hôm nay dân chúng đang ngỡ ngàng nhìn một người từng là tội đồ hiên ngang từ chốn lao lung trở về lại rùng mình đón nhận tin hai nhà báo vào chốn lao lung bởi những lời khép tội bằng chính điều luật chống tham nhũng. Ở Quốc hội đang sôi nổi bàn việc mở rộng Thủ đô mà xem ra nó giống một cuộc du canh (nhưng không du cư) vĩ đại hơn là một đề án khoa học liên quan đến quốc kế dân sinh vì nó đặt điều kiện tiên quyết là nhập tỉnh rồi mới xây dựng đồ án. Bên các nước bạn hết bão ở bên phải, lại động đất ở trên đầu, thống kê người chết đều có rất nhiều dãy số.
Kỳ họp này, tôi gửi lời chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ: "Đã bao giờ tính đến một kịch bản xấu nhất để ứng phó chưa?". Không biết sẽ nhận được hồi âm thế nào. Ngẫm lại mới hiểu rằng đây mới là khúc dạo đầu của một thời chuyển đổi. Nhớ lại câu chuyện mới cách đây không đến hai năm, lúc đang đứng trước ngưỡng cửa thời điểm gia nhập WTO, trong một lần "nghĩ ngợi cuối tuần" tôi đã viết và ví rằng sự kiện này đơn giản giống như lấy vợ mà thôi. Trước sau cũng lấy, xấu tốt tuỳ thuộc ở mình. Nay ngẫm lại mới thấy không đơn giản như thế.
Nước mình từ lúc khai thiên lập địa đã được ông Giời xếp cho một mảnh đất phải nói là rất đẹp. Riêng cái vịnh Hạ Long nằm kề bên cạnh đến nay thành di sản thiên nhiên của thế giới đang có cơ xếp vào "top 7" kỳ quan. Nhưng bù lại phải nằm cạnh bác láng giềng khổng lồ. Văn minh Trung Hoa phải xếp hàng đầu thiên hạ nhưng cái sức thôn tính thiên hạ thì cũng tương xứng với tầm mức của nền văn minh hàng đầu ấy. Để khỏi bị thôn tính, tổ tiên mình phải chọn một lối sống khác thường. Cái không bình thường ấy đôi khi lại làm nên những cái phi thường trong lịch sử, thường thể hiện trong việc đánh giặc giữ làng cũng là giữ nước. Thăm mấy bảo tàng của các nước có dính dáng đến chiến tranh ở Việt Nam đều hấy họ trưng ra cái mô hình địa đạo Củ Chi tựa nhà cao tầng xây trong lòng đất, hàm ý nói rằng làm sao thắng nổi cái dân tộc sẵn sàng chịu đựng gian khổ hy sinh đến chừng ấy.Cái lối sống không bình thường ấy lại chọn cho mình một mô hình sống rất nên thơ bởi luỹ tre xanh bao quanh những giếng nước, sân đình, mái chùa và một nếp sông nền nếp đất lề quê thói. Trông vậy nhưng luỹ tre làng chẳng khác một pháo đài khi có biến từ bên ngoài, lại giống cái rèm mành che chắn được cả sự xâm nhập của thói tục ngoại lai cũng như giữ gìn cái chất chân quê của dân tộc.Nhưng cái không bình thường hơn hết lại chính là sự thủ cựu gìn giữ cái trạng thái công hữu về tài sản trong làng xã mà cốt yếu là ruộng đất, tư liệu sản xuất hàng đầu của xã hội truyền thống. Chính sách quân điền trở thành tập quán mấy năm chia lại một lần với tinh thần "không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng", cái tư tưởng bình quân và câu khẩu hiệu lý tưởng "lấy của người giàu chia cho người nghèo" được coi là phương thức hành xử của công lý...
Tất cả được hỗ trợ bằng cả một kho tàng văn hoá dân gian mê hoặc từ thế hệ này qua thế hệ khác những chuẩn mực về đạo lý được gọi là truyền thống dân tộc.Nhưng cái hệ quả quan trọng nhất lại không chỉ là thế. Cách sống ấy khiến cho trong xã hội Việt Nam không thể nảy nòi được những người sở hữu. Giàu không ba họ, khó không ba đời vừa là hy vọng của người nghèo vừa là định mệnh của người giàu, khiến xã hội ta khó lòng mà phát triển. Nhưng nhờ thế mà Việt Nam trường tồn bên cạnh đế chế Trung Hoa trong suốt trường kỳ của lịch sử. Và cũng và thế mà thuở trước Việt Nam như chỉ biết đến một thế giới duy nhất là: "Thế giới Trung Hoa".Phải cho đến giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Việt Nam mới biết đến một thế giới "Ngoài Trung Hoa" và hơn một thế kỷ tiếp đó chính là quá trình chúng ta hội nhập với trước tiên với thế giới ngoài Trung Hoa được hiểu như thế giới phương Tây và sau đó gắn với công cuộc
Đổi mới chính là với toàn thế giới mà việc gia nhập WTO chính là một cái mốc. Chúng ta bắt đầu buộc phải sống bình thường như thiên hạ. Và cái bình thường hấp dẫn nhất đồng thời cũng là khó khăn nhất chính là làm quen với tư cách của những người sở hữu, nền tảng của dân chủ và cũng là nguồn lực của kinh tế thị trường.Cái đang diễn ra trong lòng xã hội ta trong quá trình Đổi mới, đặc biệt là đựơc thúc đẩy mạnh mẽ bởi việc gia nhập WTO chính là quá trình chuyển đổi sở hữu mà thuật ngữ một thời được gọi phổ quát là "thời kỳ tích luỹ tư bản chủ nghĩa" đang diễn ra. Trong thời kỳ này, mọi người đều trong cơn "khát sở hữu" nhưng vẫn giữ lại những tập tính và quán tính của những hệ thống giá trị đã cũ khiến cho mọi cái trong hành xử cũng như trong suy nghĩ đều chưa thể bình thường.
Tìm sự giải thích hiện tại bằng cách giải thích quá khứ một cách rối rắm như vậy chưa hẳn đã thuyết phục được ai. Nhưng bằng cách đó nó làm cho ta yên lòng trong cơn chuyển đổi, trong quá trình tự lột xác nên nhiều giá trị còn mơ hồ giữa một thời đầy rẫy những giá trị ảo và giả. Âu cũng là một viên thuốc an thần để tạm giải thích những điều chưa thể giải thích. Giống như đi biển trong mùa gió chướng phải lựa gió mà căng buồm.
Dương Trung Quốc
Dương Trung Quốc
Có bao nhiêu cửa ô của Hà nội ?
Ô quan chưởng
Hà Nội vui sao
Những cửa đầu ôTíu tít gánh gồng
Đây ô chợ Dừa, kia ô Cầu Dền
Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm...
Các cửa ô Hà Nội đã được nêu trong nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Lời ca bất hủ trên đây trong bài ca Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã làm xao xuyến hàng triệu con tim khi nhắc tới tên các cửa ô của Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Cao khi sáng tác bài ca Tiến về Hà Nội đã viết: "Năm cửa ô tiến về". Nhiều người tự hỏi: "Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?".
Hiện nay, người Hà Nội thường quen kể tên những cửa ô: Yên Phụ, Quan Chưởng, Đống Mác, Cầu Dền, Đồng Lầm, Chợ Dừa.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã có nhiều cửa ô, con số các cửa ô thay đổi theo thời gian. Ca dao Hà Nội không có bài nào thống kê các cửa ô như đã thống kê các phố phường xưa:
Hà Nội ba sáu phố phườngHàng Mắm,
Hà Nội ba sáu phố phườngHàng Mắm,
Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh...
Muốn tìm hiểu đích xác các cửa ô, phải tra cứu trong sách vở, thư tịch cũ. Đây là việc khó khăn. Vì rằng, các sách vở, thư tịch còn lại từ thời Lê trở về trước thảng hoặc mới nhắc tới một vài cửa ô.
Tôi muốn các bạn cùng tham gia tìm hiểu có bao nhiêu của ô...
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2008
Hướng ra biển lớn
Thứ Hai, 2 tháng 6, 2008
Bên kia Sông Hồng
Sông Hồng mang đặc tính của từng mùa: khi trong, khi đục. Có người bảo sông Hồng mùa nào cũng đục. Nếu nói như ai đó thì quả là người ấy chưa biết sông Hồng, mới biết qua cái tên của nó. Sông Hồng cuối mùa đông và giêng hai về mùa xuân nước cũng trong. Nhưng chất lượng nước trong sông Hồng Hà Nội không giống bất cứ nước trong của một dòng sông nào. Khi đỏ chói như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi mang màu vàng như hoàng hôn, như màu gạch của lũ sông Đà, sông Lô, sông Chảy trộn vào. Về mùa xuân, nước trong pha chút hồng nhẹ như má người con gái phớt nhẹ qua một chút phấn hồng. Ta phải lấy đôi bàn tay chụm vào nhau vục lấy vốc nước mới thấy cái màu đặc biệt không có ở bất kỳ một dòng sông nào. Sông mang tính dữ dội, hung hãn của mùa lũ, dáng lơ thơ, dìu dặt của mùa khô. Suốt cả một chiều dài của thành phố Hà Nội in bóng xuống dòng sông như một bức tranh hoành tráng vĩ đại.
Cuộc sống đời thường xô bồ, nhốn nháo, ít ai có một đôi lần ngắm dòng sông, ngắm cảnh sông mà cảm ơn ông cha ta đã có một tầm nhìn muôn đời, chọn vùng đất mở ra một kinh thành. Là người Hà Nội, ai đã có lần đứng bên này dòng sông ngắm sang bờ bắc và từ bờ bắc ngắm về Hà Nội, hay thong thả bước chân đi dạo trên mấy chiếc cầu để ngắm dòng sông? Phải chăng cách nghĩ, sự thưởng ngoạn tao nhã không mất tiền mua, đó mới là sự giàu có của tâm hồn người Hà Nội thanh lịch. Các cụ ta đã không quên dòng sông có "làn sóng hoa đào"! Thiên nhiên đã dành cho Hà Nội cả một dòng sông để con người xây nên những "lầu cao dễ chạm tới tầng xanh"...". Cha ông ta đã nhìn ra cái thế núi, hình sông, nơi "Rồng cuộn, Hổ ngồi (để) truyền lại cho con cháu muôn đời mai sau...", là chúng ta bây giờ được hưởng.
Quả vậy, nếu biết Hà Nội chỉ để biết cái đẹp trong nội thành, chưa một lần chiêm ngưỡng toàn cảnh sông Nhị với kinh thành, để thấy được tấm lòng và con mắt tinh đời của tổ tiên, phải chăng cũng là có lỗi với người xưa lắm. Phải nhìn từ cái bờ bắc này mới thấy hết: Đêm trăng-sông Hồng-thành phố. Trời! Tuyệt quá! Đúng là rồng đang lên!...". Mấy người bạn cứ ngồi lặng trong đêm nhìn về Hà Nội không biết chán. Suốt từ phía dưới cảng Vĩnh Tuy, phà Đen ngược lên Yên Phụ, cầu Thăng Long. ánh điện lung linh, những ngọn đèn cao áp như những vì sao xanh, những ngọn đèn màu từ trong những cửa sổ nhà cao tầng, ngôi cao, ngôi thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên. Những vì sao trên trời và đèn thành phố chen nhau dưới dòng sông như được làm bằng thạch đen. Những vì sao cho ta cảm giác đó là những bông hoa nhài thả bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Ta như cảm thấy dòng sông thơm lên trong đêm, có thể bốc từng miếng thạch đen trong lòng bàn tay mà ăn được. Và chất phù sa đang hoá thạch đen kia đang sóng sánh nâng lên, dập xuống những bông hoa là trăng sao luôn luôn biến đổi khi tỏ, khi mờ bởi những áng mây ra thấp bị gió cuốn chuyển vận trên bầu trời.
Thế kỷ 21 đang tới. Thủ đô Hà Nội chúng ta đang chuẩ bị mừng tuổi thứ 1000 năm khai sinh ra Kinh thành Thăng Long. Những phương án phát triển thủ đô sang bờ bắc sông Hồng đang còn nằm trong trí tuệ và tâm hồn, trái tim những con người yêu đất rồng lên. Sang thế kỷ sau ấy, không những sông Hồng mà cả một vùng sông Đuống sẽ nằm trong nội thành. Những phố phường ven những ngả sông Hồng, sông Đuống, ta chỉ hình dung ra trong trí tưởng tượng thôi, cũng đã thấy Hà Nội ngày mai là một bức tranh rực rỡ trong đầu. Hẳn những quãng sông sẽ mọc thêm những cây cầu mới, cho xe pháo đi về không phải đi vòng lên, vòng xuống những nẻo đường cầu xa nhau. Và những đêm trăng, người bờ nam kẻ bờ bắc muốn dạo gót trên cầu ngắm cảnh trăng sông thủ thỉ tâm tình cùng nhau, hẳn sẽ là cái thú của nhiều người.
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2008
Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2008
Là đàn ông
Cuối tuần nên thoải mái thời gian thư giãn. Sưu tầm được bài thơ phỏng theo bài “LÀ THI SĨ” của Sóng Hồng, mọi người đọc cho vui.
Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Làm đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn, đỡ nón
Dịu dàng ngồi xuống bằng cánh tay năm ngón
Hỏi nàng xem có uống nước cam không?
Rồi bưng lên trên khay nhỏ màu hồng
Nước giải khát, khăn lau tay, xí muội
Rồi trong khi nàng chân co chân duỗi
Vừa nhấp môi, vừa đọc báo thời trang
Ta tung tăng vào bếp mở làn
Lấy các thứ bày ra bàn chuẩn bị
Nước tương này xếp vào ngăn gia vị
Hành tím này xếp vào giỏ đồ khô
Đậu hủ đây thì thả vào tô
Còn rau sống bỏ vào thau rửa sạch
Cá chép tươi còn đang phành phạch
Đánh vẩy rồi ta lấy thớt ra
Tay cắt vây, mồm lại hát ca
Làm việc nhà, đó là hạnh phúc
Bắc nồi lên tiện tay ta múc
Nước từ trong máy lọc lưng lưng
Bỏ cà chua, bỏ hành lá tưng bừng
Ta sẽ nấu một nồi canh lịch sử
Trong khi đó vợ ta đang mặc thử
Chiếc áo mới mua về, coi có đẹp chưa
Ta vừa khen, vừa nạo cùi dừa
Để rắc sẵn lên chén chè trôi nước
Ăn cơm xong cho nàng dùng mát ruột
Và kèm thêm lát dưa hấu đẹp da
Nồi canh sôi trong tiếng reo òa
Ta thả cá, rồi làm luôn món mặn
Mở tủ lạnh ra, nhớ lời vợ dặn
Rằng hôm nay nàng muốn ăn cua
Rang với me, thêm dăn quả trứng rùa
Ta nhanh nhảu cho vào trong nồi hấp
Nhớ khi rang phải vặn cho lửa thấp
Cua mới ngon và mới vàng đều
Đang say sưa thì nghe tiếng nàng kêu
“Nước tắm của em, anh yêu ơi, đâu nhỉ?
”Vớ chai dầu thơm trên tràng kỷ
Ta vội vàng chuẩn bị khăn bông
Dầu gội đầu, kèm theo cái lược hồng
Mời nàng vào, không quên mở nhạc
Nàng bước vô, không hề kinh ngạc
Vì chuyện này đã quá thân quen
Ta nhanh tay mở khóa vòi sen
Rồi sung sướng chay ngay ra bếp
Và vui mừng nhanh chóng xếp mâm
Còn không quên mở lọ khế dầm
Cùng pha sẵn ly tra sâm thơm phức
Nàng bước ra, khăn bông quấn ngực
Như thiên thần sáng rực vẻ thanh cao
Kéo ghế nhanh, nàng yểu điệu ngồi vào
Khen ta là chồng ngoan, chồng tốt
Ta ngây ngất không thốt được lời nào
Ta gắp cho nàng thêm món đồ xào
Ngắm nàng ăn, lòng dạt dào cảm mến
Chính giữa bàn hai ngọn nến lung linh
Tỏa hào quang xuống góc nhà xinh
Hai tâm hồn trắng tinh hòa nhịp
Ta nhai vội để còn nhanh kịp
Vào trải giường và mở tivi
Chờ nàng ăn xong, ta gọi thầm thì
Mời nàng vô đúng kỳ phim nhiều tập
Nàng thong thả chiêu ly trà chống mập
Trước khi xem trai Hàn Quốc ung thư
Dưới chân nàng con mèo nhỏ gừ gừ
Còn xa xa ta hăng say rửa chén
Vừa rửa kỹ ta vừa nhìn lén
Thấy nàng đang khép mắt mơ màng
Với lấy chăn hoa ta đắp nhẹ nhàng
Bàn tay ta dịu dàng khe khẽ
Rắc vào chăn một chút dầu thơm
Đặt cạnh nàng gấu bông nhỏ bờm xờm
Vặn bé ngọn đèn rồi ta lui bước
Ta kiểm soát cửa sau, cửa trước
Dắt xe vô và cho chú mèo ăn
Đậy kỹ thức ăn để tránh thằn lằn
Kiểm soát lọ đường, đề phòng bọn kiến
Rồi vươn vai ta hùng dũng tiến
Vô phòng nàng, kéo nhẹ tấm rèm ra
Cho ánh trăng xanh biếc ngọc ngà
Phủ lên bóng nàng đang ngon giấc
Ta dịu dàng ngồi nhẹ như ngọn bấc
Nói thì thầm ba tiếng “vợ yêu ơi”
Nàng vừa yêu vừa đẹp nhất trên đời
Ta thiếp đi nơi chân giường mát dịu...
Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Làm đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn, đỡ nón
Dịu dàng ngồi xuống bằng cánh tay năm ngón
Hỏi nàng xem có uống nước cam không?
Rồi bưng lên trên khay nhỏ màu hồng
Nước giải khát, khăn lau tay, xí muội
Rồi trong khi nàng chân co chân duỗi
Vừa nhấp môi, vừa đọc báo thời trang
Ta tung tăng vào bếp mở làn
Lấy các thứ bày ra bàn chuẩn bị
Nước tương này xếp vào ngăn gia vị
Hành tím này xếp vào giỏ đồ khô
Đậu hủ đây thì thả vào tô
Còn rau sống bỏ vào thau rửa sạch
Cá chép tươi còn đang phành phạch
Đánh vẩy rồi ta lấy thớt ra
Tay cắt vây, mồm lại hát ca
Làm việc nhà, đó là hạnh phúc
Bắc nồi lên tiện tay ta múc
Nước từ trong máy lọc lưng lưng
Bỏ cà chua, bỏ hành lá tưng bừng
Ta sẽ nấu một nồi canh lịch sử
Trong khi đó vợ ta đang mặc thử
Chiếc áo mới mua về, coi có đẹp chưa
Ta vừa khen, vừa nạo cùi dừa
Để rắc sẵn lên chén chè trôi nước
Ăn cơm xong cho nàng dùng mát ruột
Và kèm thêm lát dưa hấu đẹp da
Nồi canh sôi trong tiếng reo òa
Ta thả cá, rồi làm luôn món mặn
Mở tủ lạnh ra, nhớ lời vợ dặn
Rằng hôm nay nàng muốn ăn cua
Rang với me, thêm dăn quả trứng rùa
Ta nhanh nhảu cho vào trong nồi hấp
Nhớ khi rang phải vặn cho lửa thấp
Cua mới ngon và mới vàng đều
Đang say sưa thì nghe tiếng nàng kêu
“Nước tắm của em, anh yêu ơi, đâu nhỉ?
”Vớ chai dầu thơm trên tràng kỷ
Ta vội vàng chuẩn bị khăn bông
Dầu gội đầu, kèm theo cái lược hồng
Mời nàng vào, không quên mở nhạc
Nàng bước vô, không hề kinh ngạc
Vì chuyện này đã quá thân quen
Ta nhanh tay mở khóa vòi sen
Rồi sung sướng chay ngay ra bếp
Và vui mừng nhanh chóng xếp mâm
Còn không quên mở lọ khế dầm
Cùng pha sẵn ly tra sâm thơm phức
Nàng bước ra, khăn bông quấn ngực
Như thiên thần sáng rực vẻ thanh cao
Kéo ghế nhanh, nàng yểu điệu ngồi vào
Khen ta là chồng ngoan, chồng tốt
Ta ngây ngất không thốt được lời nào
Ta gắp cho nàng thêm món đồ xào
Ngắm nàng ăn, lòng dạt dào cảm mến
Chính giữa bàn hai ngọn nến lung linh
Tỏa hào quang xuống góc nhà xinh
Hai tâm hồn trắng tinh hòa nhịp
Ta nhai vội để còn nhanh kịp
Vào trải giường và mở tivi
Chờ nàng ăn xong, ta gọi thầm thì
Mời nàng vô đúng kỳ phim nhiều tập
Nàng thong thả chiêu ly trà chống mập
Trước khi xem trai Hàn Quốc ung thư
Dưới chân nàng con mèo nhỏ gừ gừ
Còn xa xa ta hăng say rửa chén
Vừa rửa kỹ ta vừa nhìn lén
Thấy nàng đang khép mắt mơ màng
Với lấy chăn hoa ta đắp nhẹ nhàng
Bàn tay ta dịu dàng khe khẽ
Rắc vào chăn một chút dầu thơm
Đặt cạnh nàng gấu bông nhỏ bờm xờm
Vặn bé ngọn đèn rồi ta lui bước
Ta kiểm soát cửa sau, cửa trước
Dắt xe vô và cho chú mèo ăn
Đậy kỹ thức ăn để tránh thằn lằn
Kiểm soát lọ đường, đề phòng bọn kiến
Rồi vươn vai ta hùng dũng tiến
Vô phòng nàng, kéo nhẹ tấm rèm ra
Cho ánh trăng xanh biếc ngọc ngà
Phủ lên bóng nàng đang ngon giấc
Ta dịu dàng ngồi nhẹ như ngọn bấc
Nói thì thầm ba tiếng “vợ yêu ơi”
Nàng vừa yêu vừa đẹp nhất trên đời
Ta thiếp đi nơi chân giường mát dịu...
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2008
Chơi game hay viết Blog
Không nên chơi game, rất nên viết blog! Vì rằng:
Chơi game thì chẳng “tiến bộ” được gì, trong khi viết blog thì trình độ viết văn sẽ nhanh chóng “lên tay”;
Chơi game thì dễ “cả thèm – chóng chán”, trong khi viết blog thì có nhiều cơ hội còm men bài của người khác, nhiều cơ hội được “phát biểu” – nguồn cảm hứng bất tận;
Thỉnh thoảng gặp bạn bè quen không lẽ lại hỏi người ta “Cậu đã chơi cái trò xxx chưa?”, trong khi viết blog thì có bài gì mình cảm thấy “tâm đắc” có thể mời bạn “ghé thăm”, biết đâu họ lại chẳng khen mình “văn hay chữ tốt”;
Chơi game nhiều khi phải mất công tìm tòi, “đầu tư” trò mới, trong khi viết blog thì chỉ cần xin phần mềm Unikey (để gõ tiếng Việt) một lần là xong;
Chơi game thì mãi chẳng hết giờ, trong khi viết blog thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến giờ ăn cơm;
Chơi game thì chẳng “tiến bộ” được gì, trong khi viết blog thì trình độ viết văn sẽ nhanh chóng “lên tay”;
Chơi game thì dễ “cả thèm – chóng chán”, trong khi viết blog thì có nhiều cơ hội còm men bài của người khác, nhiều cơ hội được “phát biểu” – nguồn cảm hứng bất tận;
Thỉnh thoảng gặp bạn bè quen không lẽ lại hỏi người ta “Cậu đã chơi cái trò xxx chưa?”, trong khi viết blog thì có bài gì mình cảm thấy “tâm đắc” có thể mời bạn “ghé thăm”, biết đâu họ lại chẳng khen mình “văn hay chữ tốt”;
Chơi game nhiều khi phải mất công tìm tòi, “đầu tư” trò mới, trong khi viết blog thì chỉ cần xin phần mềm Unikey (để gõ tiếng Việt) một lần là xong;
Chơi game thì mãi chẳng hết giờ, trong khi viết blog thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến giờ ăn cơm;
Cuối cùng là 2 lý do quan trọng nhất nên viết blog:
Muốn chơi game mới, hay, thì phải liên tục nâng cấp máy tính, trong khi cơ quan thì không phải lúc nào cũng có kinh phí. Còn viết blog thì dù không có kinh phí ta vẫn viết được;
Chơi game thì rất dễ “lộ”, trong khi viết blog thì lúc nào cũng “đăm đăm chiêu chiêu”, mọi người cứ tưởng là ta đang “nghiên kíu” (cuối năm không chừng được chiến sĩ thi đua!);
Các bạn có tìm được thêm lý do gì để viết blog thay vì chơi game không?
Tớ chỉ nói trên cơ quan thôi. Còn ở nhà thì tùy các bạn: chơi game cũng được mà viết blog cũng được, nhưng đừng có ham mê mà thức khuya quá rồi ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình...
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2008
Bán xe Mátđa đây
Thông báo nội bộ :
Công ty chuẩn bị bán xe Mát đa 12 chỗ.
Giá khởi điểm 80 triệu
Đặt cọc 5 triệu
Công ty chuẩn bị bán xe Mát đa 12 chỗ.
Giá khởi điểm 80 triệu
Đặt cọc 5 triệu
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2008
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2008
Cổ phần..."ngược đãi"
Cổ phần “ngược đãi”
Tôi vẫn nhớ gương mặt của bà xã khi mua được CP ưu đãi của 1 ngân hàng với giá có một chấm bảy, nếu sang tên ngay có thể bán được những ba chấm. Nỗi mừng vui đời thường ấy chắc cũng chẳng thể đem so sánh với cái cảnh Acsimet bật dậy khỏi bồn tắm..”truổng cời” chạy ra đường la lên “Ơrêca” .
Đại khái là đã có thời TTCK bé bé của Việt nam ta nghe đến từ CP “ưu đãi” là người ta nghĩ đến sự đổi đời trong phút chốc.Có người “bỗng nhiên” bị tiền rơi xuống đầu phải thốt lên rằng: còn ngon hơn cả trúng số .Đúng là nhiêu phen ký giấy ăn tiền, mua 1 chấm chưa nóng túi đã có người đến trả gấp 2, gấp 3. Chưa kịp “hoàn hồn”, đã có kẻ phá giá trả lên gấp vài lần nữa. Cách đây hơn một năm nhiều ông chủ doanh nghiệp nhăm nhe phát hành thêm CP, nếu tốt số ta mua đựoc ít “ưu đãi” quy ra thóc thì đúng là trời cho? Khen cho ai nghĩ ra câu “Trời cho – trò chơi”, chuyện giống như trò chơi con trẻ mà lại ra tấm, ra món thật…
Có quá nhiều câu chuyện “ngàn lẻ một đêm” của người lao động, của những công ty đã cổ phần hóa (hoặc phát hành thêm CP) dạo ấy đã thực sự trở thành những ông chủ theo nghĩa đen với cả nắm tiền trong tay nhờ vào việc bán lúa non (được ưu đãi) khi “cánh đồng” đổi chủ...
Vào thời gian ấy, Tôi có một ông bạn công tác tại một ngân hàng quốc doanh, đã từ chối cơ hội chuyển sang làm việc tại nơi khác (mà nhiều người muốn vào làm mà không được) chỉ vì tiếc “đống” cổ phiếu của hàng chục năm công tác…Cái đợt nghỉ lễ vừa rồi, gặp nhau thấy bạn buồn buồn, hỏi ra : Thì ngày ấy , ngoài Cp ưu đãi của mình, ông bạn tôi còn dốc túi ghánh thêm một mớ “lúa non” cho nhà hàng xóm. Thế nhưng, trời chẳng chiều lòng người, số “chứng” của con khủng long ngân hàng ấy dạo này đang teo tóp vì cái lạnh “cắt da,cắt thịt” trên sàn giao dịch…Vậy thì ước mong nảy mầm số cổ phiếu “giống má” ưu đãi ấy hẳn đang trở nên xa vời như giấc mơ tỷ phú của bạn tôi mà thôi ; Anh dẫ buồn mà kết luận : “ưu đãi bây giờ trở thành…ngược đãi rồi các ông ạ”
Quá nhiều câu chuyện nhãn tiền . Như tại công ty tôi, CP phát hành thêm ưu đãi giá hai chấm, mua quyền khoảng 2.2 – 2,4, nếu bán ngay được hơn ba chấm. Rất may đến nay chỉ còn 1.5 hoặc 1.6 . Than ôi; tời oanh liệt nay còn đâu… Chỉ mong rằng, những người đang có cổ phiếu ưu đãi bỗng chốc trở thành bị …ngược đãi, cảm thông cho lời tâm sự này, gọi là “cười trên nỗi đau” này, tại vì Tôi cũng đang là…kẻ bị ngược đãi.
Tôi vẫn nhớ gương mặt của bà xã khi mua được CP ưu đãi của 1 ngân hàng với giá có một chấm bảy, nếu sang tên ngay có thể bán được những ba chấm. Nỗi mừng vui đời thường ấy chắc cũng chẳng thể đem so sánh với cái cảnh Acsimet bật dậy khỏi bồn tắm..”truổng cời” chạy ra đường la lên “Ơrêca” .
Đại khái là đã có thời TTCK bé bé của Việt nam ta nghe đến từ CP “ưu đãi” là người ta nghĩ đến sự đổi đời trong phút chốc.Có người “bỗng nhiên” bị tiền rơi xuống đầu phải thốt lên rằng: còn ngon hơn cả trúng số .Đúng là nhiêu phen ký giấy ăn tiền, mua 1 chấm chưa nóng túi đã có người đến trả gấp 2, gấp 3. Chưa kịp “hoàn hồn”, đã có kẻ phá giá trả lên gấp vài lần nữa. Cách đây hơn một năm nhiều ông chủ doanh nghiệp nhăm nhe phát hành thêm CP, nếu tốt số ta mua đựoc ít “ưu đãi” quy ra thóc thì đúng là trời cho? Khen cho ai nghĩ ra câu “Trời cho – trò chơi”, chuyện giống như trò chơi con trẻ mà lại ra tấm, ra món thật…
Có quá nhiều câu chuyện “ngàn lẻ một đêm” của người lao động, của những công ty đã cổ phần hóa (hoặc phát hành thêm CP) dạo ấy đã thực sự trở thành những ông chủ theo nghĩa đen với cả nắm tiền trong tay nhờ vào việc bán lúa non (được ưu đãi) khi “cánh đồng” đổi chủ...
Vào thời gian ấy, Tôi có một ông bạn công tác tại một ngân hàng quốc doanh, đã từ chối cơ hội chuyển sang làm việc tại nơi khác (mà nhiều người muốn vào làm mà không được) chỉ vì tiếc “đống” cổ phiếu của hàng chục năm công tác…Cái đợt nghỉ lễ vừa rồi, gặp nhau thấy bạn buồn buồn, hỏi ra : Thì ngày ấy , ngoài Cp ưu đãi của mình, ông bạn tôi còn dốc túi ghánh thêm một mớ “lúa non” cho nhà hàng xóm. Thế nhưng, trời chẳng chiều lòng người, số “chứng” của con khủng long ngân hàng ấy dạo này đang teo tóp vì cái lạnh “cắt da,cắt thịt” trên sàn giao dịch…Vậy thì ước mong nảy mầm số cổ phiếu “giống má” ưu đãi ấy hẳn đang trở nên xa vời như giấc mơ tỷ phú của bạn tôi mà thôi ; Anh dẫ buồn mà kết luận : “ưu đãi bây giờ trở thành…ngược đãi rồi các ông ạ”
Quá nhiều câu chuyện nhãn tiền . Như tại công ty tôi, CP phát hành thêm ưu đãi giá hai chấm, mua quyền khoảng 2.2 – 2,4, nếu bán ngay được hơn ba chấm. Rất may đến nay chỉ còn 1.5 hoặc 1.6 . Than ôi; tời oanh liệt nay còn đâu… Chỉ mong rằng, những người đang có cổ phiếu ưu đãi bỗng chốc trở thành bị …ngược đãi, cảm thông cho lời tâm sự này, gọi là “cười trên nỗi đau” này, tại vì Tôi cũng đang là…kẻ bị ngược đãi.
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2008
Blog và kinh doanh 3
Thực ra, Công ty cần có 1 hoặc nhiều blog để kết nối, xây dựng tính công đồng và chia sẻ...
Đây là những ý tưởng, kinh nghiệm của chúng tôi khi làm Blog này:
- Viết ra những gì định đưa (post) lên blog để làm gia tăng sự hấp dẫn khi kết nối với những ý tưởng ban đầu của Cty. Không cần phải đầy đủ hay chính thức như một thông cáo báo chí mà là để trao đổi ý kiến. Tận dụng những cuộc đối thoại, để quan điểm của DN được mọi người biết đến. Động viên mọi người tham gia, đồng ý để người đọc góp ý vào những gì đã post. Thường xuyên cập nhật blog, trung bình post nội dung mới vài lần một tuần, nhiều thì tốt hơn và luôn nâng cấp khả năng tìm kiếm trên mạng. Sử dụng những dịch vụ blog hay những phần mềm hỗ trợ để duy trì blog của DN thuận tiện, hấp dẫn.
- Cung cấp những đường dẫn đa dạng đến blog của Cty để mọi người có thể tìm kiếm những bài đã post hay catalogue chủ đề ưa thích, thậm chí, kết nối (link) Top 10 những blog hay nhất tại trang chủ... Đăng ký với nhiều niên giám blog khác nhau và tham gia nhiều hơn vào các cộng đồng blog. Lập một RSS để người không đăng ký tham gia blog vẫn đọc được nó; hãy chắc chắn rằng blog sẽ tiếp cận được với người đăng ký, đọc và kết nối. Để người đọc tham gia cập nhật blog bằng e-mail, tạo một cơ chế cho phép người dùng sử dụng blog theo cách họ ưa thích.
- Đừng ngại khi ai đó muốn giúp bạn. Đó là một kỹ năng mà người viết blog cần có để tạo nên một blog hiệu quả. Có thể mời những người làm blog chuyên nghiệp giúp bạn nghiên cứu những chủ đề và làm nháp những bài sẽ post. Khi DN muốn một điều gì, hãy công bố cho mọi người biết. Đừng nghĩ độc giả không biết gì. Hãy để mọi người tham gia blog của mình. Luyện óc phán đoán và bình tĩnh. Đừng sợ lộ thông tin và ngại tin đồn thất thiệt. Hãy để mọi người nói về mọi thứ cho dù với giọng điệu chê bai hay vu khống, linh tinh... Hãy tự tin kết nối với tất cả, đối thoại với tất cả.
Có như vậy , Công ty chúng ta sẽ hoàn toàn đổi mới - Cho một COMATCE tươi sáng.
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2008
Blog và kinh doanh 2
Cơ hội đang ở phía trước
Blog không chỉ là một thú vui nhất thời. Theo một điều tra của Mỹ, 1 trên 5 bạn trẻ trong lứa tuổi từ 15 đến 30 đang duy trì blog riêng. Blog hiện không chỉ dành cho lớp trẻ mà cho mọi tầng lớp từ những ngôi sao nghệ thuật, chính trị gia... đến nhà báo...! Mỗi giây, thế giới có thêm một trang blog. Các blog này muốn thu hút và giữ được nhiều người xem thì luôn phải cập nhật thông tin, sự kiện mới nhất ở lĩnh vực người đọc, người viết thông thạo, thích thú hoặc cộng đồng quan tâm.
Blogger.com có hơn 200.000 blog đang hoạt động với hơn 1 triệu người đang sử dụng. Blog đang trở thành một kênh "tổ chức truyền thông" và ảnh hưởng của blog đến cộng đồng ngày càng lớn. Blog cùng với báo chí và Internet đang được coi là những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu.
Trong kinh doanh, sức mạnh số lượng thật khủng khiếp. Người tìm kiếm blog để khám phá các nhân tố bên trong con người, trong mỗi công ty và giúp giải phóng những ý tưởng và tạo ra ảnh hưởng. Những nhân viên tiếp thị sẽ sử dụng blog như một công cụ hữu hiệu. Một trong những điểm khiến mọi người cảm thấy Internet nhàm chán là họ chưa thấy hết yếu tố nhân bản ở các website và khi thoát khỏi chúng, họ luôn bị ám ảnh theo kiểu: "Chúng ta có nhận được phản hồi không và sẽ phải làm gì với những phản hồi như vậy?".
Nhưng, dù thế nào, mỗi ngày, hàng tỷ con người vẫn đang tìm kiếm trên mạng... Vì thế, một số DN tiên phong sẽ nắm bắt cơ hội này. Còn chúng ta "COMATCE" thì sao ? Tất cả từ già đến trẻ, từ nhân viên đến lãnh đạo vẫn như ngày xưa... nghĩa là vẫn như nguyên.
( Còn tiếp )
Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2008
Blog và kinh doanh 1
Tụt hậu trong một xu thế mới, các nhà kinh doanh đã bỏ lỡ nhiều cơ hội quan trọng để tham gia tích cực vào những cuộc thảo luận trong thế giới online về những gì liên quan đến doanh nghiệp (DN), bỏ qua những cơ hội biến người đọc blog thành khách hàng trung thành. Tại sao COMATCE không tham gia tiếp thị theo hướng này? Hay là sợ... vướng tâm lý , mặc cảm. Dưới đây là một số lý do khiến các DN nên sử dụng blog như một vũ khí tiếp thị hữu hiệu:
- DN sẽ được xem là một chuyên gia trong ngành. Nếu DN xây dựng được một blog hay, người đọc sẽ tín nhiệm. Người đọc sẽ phản hồi những suy nghĩ của họ, cung cấp thông tin và xu hướng mới trong lĩnh vực liên quan. Blog của DN sẽ tập hợp quan điểm của người đọc nhiều hơn các website chính thức của DN, tác động đến người đọc "nhẹ nhàng, êm dịu" nhưng hiệu quả. Một blog hấp dẫn thì người đọc sẽ muốn đọc đi đọc lại và chờ cái mới.
- Tạo được sự quan tâm, tin tưởng. Những yếu tố riêng tư trên blog sẽ tạo ra nhiều sự tin tưởng hơn so với website chính thức (formal) của DN, giảm những tác động tiêu cực và tạo hình ảnh DN thân thiện, không cứng nhắc, quan liêu, dễ dàng tiếp cận... Về bản chất, người ta muốn mua hàng từ người khác chứ không muốn mua hàng từ những công ty không tồn tại bộ mặt, phong cách riêng. Ngoài ra, những lời truyền miệng, rỉ tai rất quan trọng trong quyết định mua bán cả ở trên mạng cũng như ở mỗi cửa hàng. Mọi người tìm kiếm ở những người mà họ tin tưởng những góp ý đối với hàng hóa sẽ mua. Từ đó, DN có thể tác động đến quyết định mua hay bán của người đọc blog...
- Trở thành một địa chỉ tìm kiếm yêu thích. Kết nối đến những website hiện không tạo hấp dẫn đặc biệt với người đọc. Một blog được kết nối cả về số lượng và chất lượng sẽ quyến rũ người đọc. Không kết nối nào sánh được với kết nối vô hình (miễn phí) cho người đọc thỏa sức tìm tin. Cộng đồng blog kết nối mỗi thành viên tới blog của họ, với blog người đọc ưa thích... Họ theo dõi những phản hồi hàng ngày, hàng giờ trên blog.
- Tạo dựng được sự thống nhất từ nhiều ý kiến . Khả năng đem lại "Văn hóa công ty" cao...
(Còn tiếp)
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2008
Sự Thật và Giả Dôi
Từ đời này qua đời khác, từ xa xưa đến ngày nay, Sự Thật và Giả Dối luôn đi cạnh nhau. Đời này sang đời khác, chúng tranh cãi nhau xem ai cần hơn, có ích hơn, mạnh hơn.
Giả Dối nói – Ta, Sự Thật cũng nói – Ta. Cuộc tranh cãi vẫn chưa có hồi kết .
Và rồi, cả hai quyết định đi khắp thế gian nhờ mọi người phân xử.Giả Dối chạy lên trước theo những con đường nhỏ, những con phố ngoắt nghéo nơi nào cũng dòm, chỗ nào cũng ghé mũi ngửi, nhà nào cũng chui vào. Sự Thật hiên ngang ngẩng cao đầu, chỉ đi theo những con đường rộng và thẳng. Giả Dối luôn miện cười hô hố, còn Sự Thật thì ra chiều tư lự,đăm chiêu.
Cả hai đã đi qua nhiều con đường, nhiều thành phố làng mạc, gặp gỡ cả vua chúa lẫn dân thường… Ở đâu có Giả Dối xuất hiện, ở đấy nhiều người cảm thấy dễ chịu, thoải mái .Họ nhìn vào mắt nhau cười cười nói nói, nhưng chính lúc đó họ đang lừa nhau. Và họ cũng biết là họ lừa nhau. Nhưng không sao, họ đều cảm thấy thế là thường tình, và họ chẳng dè dặt gì khi lừa nhau và nói dối.
Đến khi Sự Thật xuất hiện thì nhiều người mặy mày bỗng ủ ê, họ tránh nhìn vào mắt nhau, cúi mặt xuống…
Bởi vậy đa số người nói với Giả Dối :
- Đừng bỏ chúng tôi ; Anh là bạn tốt nhất của chúng tôi. Với anh, chúng tôi cảm thấy dễ sống hơn bao nhiêu. Còn anh, Sự Thật, anh chỉ làm chúng tôi lo lắng; Anh bắt chúng tôi phải nghĩ, phải đau đớn, phải đấu tranh.
- Anh thấy chưa – Giả Dối nối với sự thật , Tôi cần hơn, hữu ích hơn đối với mọi người, chúng ta đã đi qua bao nơi mà ở đâu họ cũng đón tôi chứ không phải anh.
- Phải rồi, chúng ta đã đi qua nhiều nơi, nhưng chúng ta còn phải đi tới nơi trú ngụ của lịch sử, của Vĩnh cửu, của các anh hùng và nhà thông thái …
Câu chuyện nghe được ở đình làng :
Một cụ già hỏi : khoảng cách giữa Sự thật và Giả dối là bao nhiêu?
Một cụ nói : Vừa bằng ngón tay giữa
- Sao vậy
- Vì từ tai đến mắt dài vừa vặn bằng một ngón tay. Cái gì mắt nhìn thấy là thật. Cái gì chỉ nghe thấy là chưa thật.
Không phải bao giờ cũng đúng thế…
Những người dũng cảm ít thay đổi chính kiến của mình, nên họ sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Còn những người hay Giả dối sẽ thu hoạch được nhiều hơn, nhưng chính họ cũng biết rằng :Không bao giờ sự Giả dối có thể giành được thắng lợi cuối cùng đối với sự thật ( bởi vì có thể giả dối với tất cả nhưng không thể giả dối với lương tâm mình )
Giả Dối nói – Ta, Sự Thật cũng nói – Ta. Cuộc tranh cãi vẫn chưa có hồi kết .
Và rồi, cả hai quyết định đi khắp thế gian nhờ mọi người phân xử.Giả Dối chạy lên trước theo những con đường nhỏ, những con phố ngoắt nghéo nơi nào cũng dòm, chỗ nào cũng ghé mũi ngửi, nhà nào cũng chui vào. Sự Thật hiên ngang ngẩng cao đầu, chỉ đi theo những con đường rộng và thẳng. Giả Dối luôn miện cười hô hố, còn Sự Thật thì ra chiều tư lự,đăm chiêu.
Cả hai đã đi qua nhiều con đường, nhiều thành phố làng mạc, gặp gỡ cả vua chúa lẫn dân thường… Ở đâu có Giả Dối xuất hiện, ở đấy nhiều người cảm thấy dễ chịu, thoải mái .Họ nhìn vào mắt nhau cười cười nói nói, nhưng chính lúc đó họ đang lừa nhau. Và họ cũng biết là họ lừa nhau. Nhưng không sao, họ đều cảm thấy thế là thường tình, và họ chẳng dè dặt gì khi lừa nhau và nói dối.
Đến khi Sự Thật xuất hiện thì nhiều người mặy mày bỗng ủ ê, họ tránh nhìn vào mắt nhau, cúi mặt xuống…
Bởi vậy đa số người nói với Giả Dối :
- Đừng bỏ chúng tôi ; Anh là bạn tốt nhất của chúng tôi. Với anh, chúng tôi cảm thấy dễ sống hơn bao nhiêu. Còn anh, Sự Thật, anh chỉ làm chúng tôi lo lắng; Anh bắt chúng tôi phải nghĩ, phải đau đớn, phải đấu tranh.
- Anh thấy chưa – Giả Dối nối với sự thật , Tôi cần hơn, hữu ích hơn đối với mọi người, chúng ta đã đi qua bao nơi mà ở đâu họ cũng đón tôi chứ không phải anh.
- Phải rồi, chúng ta đã đi qua nhiều nơi, nhưng chúng ta còn phải đi tới nơi trú ngụ của lịch sử, của Vĩnh cửu, của các anh hùng và nhà thông thái …
Câu chuyện nghe được ở đình làng :
Một cụ già hỏi : khoảng cách giữa Sự thật và Giả dối là bao nhiêu?
Một cụ nói : Vừa bằng ngón tay giữa
- Sao vậy
- Vì từ tai đến mắt dài vừa vặn bằng một ngón tay. Cái gì mắt nhìn thấy là thật. Cái gì chỉ nghe thấy là chưa thật.
Không phải bao giờ cũng đúng thế…
Những người dũng cảm ít thay đổi chính kiến của mình, nên họ sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Còn những người hay Giả dối sẽ thu hoạch được nhiều hơn, nhưng chính họ cũng biết rằng :Không bao giờ sự Giả dối có thể giành được thắng lợi cuối cùng đối với sự thật ( bởi vì có thể giả dối với tất cả nhưng không thể giả dối với lương tâm mình )
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008
Khuấy ly ký ức
Mời em vào quán thời gian
Khuấy ly ký ức, uống làn hương xưa (thơ Hoàng nhuận Cầm)
Con phố nhỏ, nơi những bước chân đi chầm chậm rồi ngập ngừng dừng trước những cửa hàng, nơi phảng phất chút gì xưa cũ bởi cái tỷ lệ nhỏ bé của cấu trúc con phố, bởi cái không khí sống vừa yên ả lại vừa sầm uất của con đường thương mại xen lẫn đời sống gia đình. Con phố đã có một quá khứ, một hồn cốt, sang trọng mà khiêm nhường, giàu có mà không xa cách.Con phố nhỏ nối hai “tên tuổi” lớn ở trung tâm Hà nội là đường Trần Hưng Đạo và Lý thường Kiệt.
Số phận của nó gắn liền với những biến cố lịch sử,thời cuộc nên bộ mặt biến đổi không ngừng. Không dài qua 1 đầu đường tính cả hai bên hè hơn chục gia đình, thường là khá giả ( không tính trong ngõ), với những câu chuyện đời mà trong bữa cơm tối nhà này có thể nối về nhà kia, nhưng không phải thói ngồi lê mách lẻo…Đó là chuyện ngày xưa của con phố mang tên Dã tượng.
Bây giờ hầu hết là cư dân mới đến, chỉ còn lại chừng hai ba căn là gia đình đã sống ở đây qua nhiều thế hệ.
Mới rồi, Tôi ngồi nhâm nhi ly cà phê ở 1 quán nhỏ Dã tượng chợt hoài niệm nhớ đến Cà phê Thi bên số lẻ , nhưng còn đâu nữa . Một toà nhà cao tầng đã mọc lên ở đó (Eximban và một đơn vị Sở tư pháp…). Bộ GT , nhà anh Nguyễn ĐT, nhà Việt T cũ là còn nguyên ,còn tất cả đã thay da đổi thịt hết , âu cũng là cuộc đời.
Ngày xưa Thực dân Pháp khéo chọn vị trí đi từ sở Cẩm qua con phố là sang thẳng toà án và bên cạnh là nhà tù Hoả lò. Giờ vẫn thế, chỉ có điều không còn Hoả lò…Những thăng trầm, những nỗi truân chuyên, được và mất, những cay đắng ngọt bùi , con phố nhỏ đều chứng kiến . Nó như một chứng nhân của lịch sử và nó luôn tự hỏi “tồn tại hay là sống”
Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008
Giới thiệu TĐ trực tuyến
Thứ năm, ngày 10 tháng tư năm 2008
Giới thiệu: Vndict 1.5, một add-on từ điển
Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Firefox để lướt web phục vụ cho nhu cầu công việc và giải trí của mình thì không thể bỏ qua Vndict 1.5, một add-on từ điển được viết để tích hợp cho trình duyệt Firefox.
Vndict 1.5 là Từ điển được sử dụng để giúp các bạn có thể tra nghĩa các từ nước ngoài trực tiếp từ trình duyệt chỉ bằng 1 thao tác click chuột đơn giản.
Cài đặtCác bạn chỉ cần nhấn vào link http://www.tudientiengviet.net/vndict.xpi và chọn mở bằng Firefox. Lúc này Firefox sẽ tự động chạy và install plugin vào trình duyệt.
Giới thiệu: Vndict 1.5, một add-on từ điển
Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Firefox để lướt web phục vụ cho nhu cầu công việc và giải trí của mình thì không thể bỏ qua Vndict 1.5, một add-on từ điển được viết để tích hợp cho trình duyệt Firefox.
Vndict 1.5 là Từ điển được sử dụng để giúp các bạn có thể tra nghĩa các từ nước ngoài trực tiếp từ trình duyệt chỉ bằng 1 thao tác click chuột đơn giản.
Cài đặtCác bạn chỉ cần nhấn vào link http://www.tudientiengviet.net/vndict.xpi và chọn mở bằng Firefox. Lúc này Firefox sẽ tự động chạy và install plugin vào trình duyệt.
Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)