Trên chuyến bay ra Bắc, tôi mở tạp chí Heritage của Vietnam Airlines ra đọc và ngạc nhiên thấy địa danh Sài Gòn được dùng rất tự nhiên, như thể đấy mới là tên gọi chính thức của đô thị lớn nhất Việt Nam.
Không kể bài về khu Nam Sài Gòn, các bài khác về chủ đề văn hóa, xã hội đều gọi Sài Gòn một cách bình thường. Thậm chí có bài song ngữ, phần tiếng Việt viết "Sài Gòn" còn bản tiếng Anh lại để là TP Hồ Chí Minh.
Ra đến Hà Nội, ngồi lên taxi thấy ngay trước mặt dòng chữ "Taxi Sao Sài Gòn" và nghe người lái hỏi: "Anh ở Sài Gòn ra?". Đi qua ga Hàng Cỏ thấy dòng chữ chạy trước mắt trên bảng điện tử: "Tuyến tàu Hà Nội - Sài Gòn".
Ta đi Sài Gòn
Gần như chính thức cái tên Sài Gòn cũng trở lại mặt báo, trên truyền thông, trong giao thông công cộng. Chỉ có đi máy bay thì vẫn nghe đều đặn "Hàng khách đi chuyến bay VN...đi TPHCM ra cửa số...".
Phải chăng tàu hỏa thì bình dân hơn nên dễ "Sài Gòn hóa" hơn phi cơ vốn nhiều quan chức bay đi bay lại? Nhưng ra khỏi Việt Nam hay bay về nước thì lại thấy ngay ký hiệu chuyến bay từ lâu nay vẫn là SGN. Lịch sử quả là kỳ lạ.
Thực ra, theo tôi biết, việc dân chúng sống ở phía Nam và nhất là trên địa bàn TPHCM đã có những cách dùng hai chữ Sài Gòn hay gọi tên thành phố này theo kiểu riêng của họ từ lâu nay.
Nhưng tại Hà Nội, việc Sài Gòn trở lại trong ngôn ngữ và báo chí, văn hóa có phần mới và đậm nét đáng chú ý.
Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy việc dùng cách tên ngoại tỉnh hay ngoại quốc ở Hà Nội là một trào lưu có từ mấy năm nay.
Hà Nội nay đang mở rộng ra nhiều vùng phụ cận
Tâm lý "thương nhớ đồng quê" - một chỉ dấu về gốc tích làng xã của nhiều người sống ở thủ đô, được thể hiện trong các biển hiệu: "Gà đồi, lợn Mán, cơm quê", "Vịt Lạng Sơn", "Gà Mạch Hoạch", (có chỗ viết là Mạnh Hoạch), hay các món "cơm niêu", "cháo cá".
Rồi gần thì bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Vân, xa thì quán Huế, phở Nam Định, mì Quảng...cũng Việt Nam ta cả thôi nhưng nghe cũng khoái khẩu ra phết. Xa và lạ hơn chút nữa thì "Lẩu Tứ Xuyên", "Bia Đức, Xúc-xích Tiệp" đủ kiểu.
Ngoài ra, cứ ngồi trên taxi lúc kẹt xe mà nhìn biển phố thì còn thấy đủ kiểu cách ghép thương hiệu, biển hàng pha trộn Âu-Á hoặc chơi nguyên tiếng Anh, tiếng Pháp. Nào Cà phê Honey, Laptop Khoa Nam, Phở Bò nằm cùng Games Online.
Không kể bài về khu Nam Sài Gòn, các bài khác về chủ đề văn hóa, xã hội đều gọi Sài Gòn một cách bình thường. Thậm chí có bài song ngữ, phần tiếng Việt viết "Sài Gòn" còn bản tiếng Anh lại để là TP Hồ Chí Minh.
Ra đến Hà Nội, ngồi lên taxi thấy ngay trước mặt dòng chữ "Taxi Sao Sài Gòn" và nghe người lái hỏi: "Anh ở Sài Gòn ra?". Đi qua ga Hàng Cỏ thấy dòng chữ chạy trước mắt trên bảng điện tử: "Tuyến tàu Hà Nội - Sài Gòn".
Ta đi Sài Gòn
Gần như chính thức cái tên Sài Gòn cũng trở lại mặt báo, trên truyền thông, trong giao thông công cộng. Chỉ có đi máy bay thì vẫn nghe đều đặn "Hàng khách đi chuyến bay VN...đi TPHCM ra cửa số...".
Phải chăng tàu hỏa thì bình dân hơn nên dễ "Sài Gòn hóa" hơn phi cơ vốn nhiều quan chức bay đi bay lại? Nhưng ra khỏi Việt Nam hay bay về nước thì lại thấy ngay ký hiệu chuyến bay từ lâu nay vẫn là SGN. Lịch sử quả là kỳ lạ.
Thực ra, theo tôi biết, việc dân chúng sống ở phía Nam và nhất là trên địa bàn TPHCM đã có những cách dùng hai chữ Sài Gòn hay gọi tên thành phố này theo kiểu riêng của họ từ lâu nay.
Nhưng tại Hà Nội, việc Sài Gòn trở lại trong ngôn ngữ và báo chí, văn hóa có phần mới và đậm nét đáng chú ý.
Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy việc dùng cách tên ngoại tỉnh hay ngoại quốc ở Hà Nội là một trào lưu có từ mấy năm nay.
Hà Nội nay đang mở rộng ra nhiều vùng phụ cận
Tâm lý "thương nhớ đồng quê" - một chỉ dấu về gốc tích làng xã của nhiều người sống ở thủ đô, được thể hiện trong các biển hiệu: "Gà đồi, lợn Mán, cơm quê", "Vịt Lạng Sơn", "Gà Mạch Hoạch", (có chỗ viết là Mạnh Hoạch), hay các món "cơm niêu", "cháo cá".
Rồi gần thì bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Vân, xa thì quán Huế, phở Nam Định, mì Quảng...cũng Việt Nam ta cả thôi nhưng nghe cũng khoái khẩu ra phết. Xa và lạ hơn chút nữa thì "Lẩu Tứ Xuyên", "Bia Đức, Xúc-xích Tiệp" đủ kiểu.
Ngoài ra, cứ ngồi trên taxi lúc kẹt xe mà nhìn biển phố thì còn thấy đủ kiểu cách ghép thương hiệu, biển hàng pha trộn Âu-Á hoặc chơi nguyên tiếng Anh, tiếng Pháp. Nào Cà phê Honey, Laptop Khoa Nam, Phở Bò nằm cùng Games Online.
Xuyên vùng văn hóa
Một nhịp của toàn cầu hóa chính là việc tự kiến tạo bản sắc của mỗi người hay từng nhóm người qua sinh hoạt, tiêu dùng, dựa vào những nhãn hiệu, thương hiệu tự chọn, tự chế biến. Tính cách xuyên vùng văn hóa là một trào lưu không tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, tôi tin rằng nhãn hiệu Sài Gòn có vẻ như được dùng để mô tả những gì có phần mới lạ, hiện đại hơn những thứ vịt gà hay cơm cháo kể trên.
Nó nằm trong dòng trở lại những cái tên thời Pháp, thời Mỹ mà người nước ngoài dùng để đặt cho khu vực này. Cứ để ý sẽ thấy những chữ như Indochine, thậm chí Tonkin hay Orient nay được dùng khá nhiều trong mảng liên doanh, đầu tư du lịch.
Nhưng cách dùng hai từ Sài Gòn không chỉ có vậy.
Theo tôi, trong trái tim người Hà Nội và những người mang tâm thức Bắc Hà chân chính, Sài Gòn luôn chiếm một vị trí đầy tình cảm. Cảm giác vừa tự hào vì đó là miền đất cha ông gây dựng được, vừa thương, vừa nể, vừa mặc cảm có lỗi gì đó với Sài Gòn, nhất là vì giai đoạn sau 1975, luôn bâng khuâng trong tâm trí.
Kể từ thời Pháp, rồi sang đến thời đất nước bị chia làm hai, Sài Gòn là nơi người Bắc hướng đến.
Cảnh Sài Gòn nhìn từ một cao ốc gần trung tâm thành phố
Trong làn sóng mở cửa, người Hà Nội, cả gốc Hà thành và những người đến sống một hai thế hệ nhưng hấp thụ văn hóa Thăng Long, đã và đang chứng kiến một cuộc xâm nhập ào ạt, nóng hổi thời Đổi Mới của quan chức và người dân các tỉnh. Lúc đó, họ lại càng thầm thông cảm với tâm trạng của người Sài Gòn sau 1975.
Bây giờ dù mức sống hai thành phố đã không còn khoảng cách xa như thập niên 70, với người Hà Nội thì Sài Gòn xưa và nay, vẫn đậm chất Pháp, chất Mỹ và nét miền Nam ngày trước.
Với cả nước, đây vẫn là cửa ngõ lớn nhất hướng sang Hoa Kỳ vì chỉ người Sài Gòn mới thực sự có liên hệ gia đình đông đảo với khối Việt Kiều ở Bắc Mỹ, còn quan hệ với Phương Tây của Hà Nội vẫn nặng tính quan chức, ngoại giao.
Nhưng cũng phải nói rằng trong tình cảm dành cho Sài Gòn, người Hà Nội cũng có đôi điều ghen tị pha lẫn tự hào riêng về phong cách người ta cho là thuần Bắc.
Ý thức hệ cộng sản - tư bản và cuộc chiến vài chục năm trước giữa hai chính thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc hai thành phố. Chính vì thế, người ta đã phản ứng mạnh trước những lời chê bai Hà Nội một cách thô ráp của một cô bé blogger từ Sài Gòn ra hồi 2007.
Chính trị Việt Nam là chính trị Hà Nội và sẽ còn như thế trong nhiều năm tới. Nhưng theo tôi, sự cạnh tranh, đi cùng giao lưu giữa hai đô thị này sẽ còn tăng, với Sài Gòn trở thành một điểm đối trọng quý báu và cần thiết.
Và như sự trở lại Hà Nội một cách tự nhiên của cái tên Sài Gòn cho thấy, việc xích lại gần nhau không đến từ những mệnh lệnh chính trị, mà từ sinh hoạt của người dân, từ các dòng chảy của văn hóa của ẩm thực sôi động.
Ra phố Vọng buổi tối, thấy tấm biển sáng choang "Tẩm quất Sài Gòn" thì tôi cũng "choáng" luôn. Đấm bóp kiểu Sài Gòn là kiểu gì thế, có đê mê hơn kiểu Thanh Hóa hay Nghệ Tĩnh? Hai chữ Sài Gòn đã đi vào tận da thịt người Hà thành thế này thì chỉ còn cách ngả mũ chào sức sống dân gian!
Một nhịp của toàn cầu hóa chính là việc tự kiến tạo bản sắc của mỗi người hay từng nhóm người qua sinh hoạt, tiêu dùng, dựa vào những nhãn hiệu, thương hiệu tự chọn, tự chế biến. Tính cách xuyên vùng văn hóa là một trào lưu không tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, tôi tin rằng nhãn hiệu Sài Gòn có vẻ như được dùng để mô tả những gì có phần mới lạ, hiện đại hơn những thứ vịt gà hay cơm cháo kể trên.
Nó nằm trong dòng trở lại những cái tên thời Pháp, thời Mỹ mà người nước ngoài dùng để đặt cho khu vực này. Cứ để ý sẽ thấy những chữ như Indochine, thậm chí Tonkin hay Orient nay được dùng khá nhiều trong mảng liên doanh, đầu tư du lịch.
Nhưng cách dùng hai từ Sài Gòn không chỉ có vậy.
Theo tôi, trong trái tim người Hà Nội và những người mang tâm thức Bắc Hà chân chính, Sài Gòn luôn chiếm một vị trí đầy tình cảm. Cảm giác vừa tự hào vì đó là miền đất cha ông gây dựng được, vừa thương, vừa nể, vừa mặc cảm có lỗi gì đó với Sài Gòn, nhất là vì giai đoạn sau 1975, luôn bâng khuâng trong tâm trí.
Kể từ thời Pháp, rồi sang đến thời đất nước bị chia làm hai, Sài Gòn là nơi người Bắc hướng đến.
Cảnh Sài Gòn nhìn từ một cao ốc gần trung tâm thành phố
Trong làn sóng mở cửa, người Hà Nội, cả gốc Hà thành và những người đến sống một hai thế hệ nhưng hấp thụ văn hóa Thăng Long, đã và đang chứng kiến một cuộc xâm nhập ào ạt, nóng hổi thời Đổi Mới của quan chức và người dân các tỉnh. Lúc đó, họ lại càng thầm thông cảm với tâm trạng của người Sài Gòn sau 1975.
Bây giờ dù mức sống hai thành phố đã không còn khoảng cách xa như thập niên 70, với người Hà Nội thì Sài Gòn xưa và nay, vẫn đậm chất Pháp, chất Mỹ và nét miền Nam ngày trước.
Với cả nước, đây vẫn là cửa ngõ lớn nhất hướng sang Hoa Kỳ vì chỉ người Sài Gòn mới thực sự có liên hệ gia đình đông đảo với khối Việt Kiều ở Bắc Mỹ, còn quan hệ với Phương Tây của Hà Nội vẫn nặng tính quan chức, ngoại giao.
Nhưng cũng phải nói rằng trong tình cảm dành cho Sài Gòn, người Hà Nội cũng có đôi điều ghen tị pha lẫn tự hào riêng về phong cách người ta cho là thuần Bắc.
Ý thức hệ cộng sản - tư bản và cuộc chiến vài chục năm trước giữa hai chính thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc hai thành phố. Chính vì thế, người ta đã phản ứng mạnh trước những lời chê bai Hà Nội một cách thô ráp của một cô bé blogger từ Sài Gòn ra hồi 2007.
Chính trị Việt Nam là chính trị Hà Nội và sẽ còn như thế trong nhiều năm tới. Nhưng theo tôi, sự cạnh tranh, đi cùng giao lưu giữa hai đô thị này sẽ còn tăng, với Sài Gòn trở thành một điểm đối trọng quý báu và cần thiết.
Và như sự trở lại Hà Nội một cách tự nhiên của cái tên Sài Gòn cho thấy, việc xích lại gần nhau không đến từ những mệnh lệnh chính trị, mà từ sinh hoạt của người dân, từ các dòng chảy của văn hóa của ẩm thực sôi động.
Ra phố Vọng buổi tối, thấy tấm biển sáng choang "Tẩm quất Sài Gòn" thì tôi cũng "choáng" luôn. Đấm bóp kiểu Sài Gòn là kiểu gì thế, có đê mê hơn kiểu Thanh Hóa hay Nghệ Tĩnh? Hai chữ Sài Gòn đã đi vào tận da thịt người Hà thành thế này thì chỉ còn cách ngả mũ chào sức sống dân gian!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét