Sự trung thực có thể được định nghĩa đơn giản là 'không nói dối'.
Đúng vậy, chúng ta vẫn thường cho rằng chữ trung thực luôn được đề cập trong mối quan hệ giữa người với người. Trung thực trong kinh doanh nghĩa là không bán hàng gian hàng dở, không quịt nợ. Trung thực trong thi cử là không được sử dụng tài liệu, không được quay cóp.
Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến chữ trung thực hướng nội hơn một chút, đó là trung thực trong mối quan hệ giữa ta và bản thân.
Ai trong chúng ta đều đã phạm sai lầm. Sai lầm dù là lớn hay nhỏ, một mình ta biết hay rất nhiều người biết, thì cũng nên được nhìn nhận một cách trung thực. Chúng ta chẳng cần phải lớn tiếng nói về sai lầm của mình với người xung quanh, vì chẳng ai muốn 'vạch áo cho người xem lưng cả'. Nhưng đối với bản thân, thì chúng ta cần nên trung thực mà đối diện với nó. Phật giáo dạy rằng chỉ khi ta trung thực để biết mình không hoàn hảo và mắc sai phạm, thì lúc đó ta mới sửa được mình mà trở nên hoàn hảo. Sự hoàn hảo là cái 'được' khi ta sống trung thực.
Ở xã hội ta hiện nay, lắm người chưng diện nhưng thực sự trong túi lại không có một đồng xu. Cũng có lắm kẻ phô trương sựhiểu biết, nhưng thực chất chẳng biết tí gì. Thông thường, sau những sự khoa trương đó, họ chỉ được những lời xu nịnh giả dối, hoặc sự ghen ghét dè biểu của người xung quanh. Cuối cùng, mỗi ngày, họ cũng chẳng hạnh phúc được hơn khi phải đối diện với thực tế phủ phàng của họ.
Khi sống trung thực với bản thân, ta không cần phải khua môi múa mép, ta thấy thanh thản vì ít bon chen. Trung thực với chính mình, là trung thực với người khác, ta lại nhận được sự chân thành và cảm thông. Và vì vậy ta có được hạnh phúc.
Tuy nhiên, nói thì có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế trước mắt thì rất khó để sống trung thực.
Khi ta sống trong một môi trường thiếu trung thực thì hoá ra sự trung thực của ta lại biến thành sự bất tuân và đáng bị trừng phạt. Khi cộng đồng hưởng ứng văn hoá 'dối trá', thì kẻ tôn sùng sự thật phải đứng giữa chọn lựa, trung thực với lương tâm hay làm theo cộng đồng.
Nếu ta chọn sống theo lương tâm, thì sự trung thực của ta có thể khiến ta bị đào thải khỏi cộng đồng, cái ta gặt hái được không phải là hạnh phúc hay sự hoàn hảo mà lại lại là sự trừng phạt cho cái bất tuân.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ.
Bích Vy
Xã hội Việt Nam ta hiện nay vẫn đánh giá cao vai trò của số đông. Số đông nói đúng nghĩa là đúng. Số đông có thể biến việc làm sai thành đúng. Những kẻ nhỏ mọn dẫu có ý kiến đúng nhưng trái với số đông thì vẫn là sai. Người có bản lĩnh thì lên tiếng phản biện, nhưng lại bị trù dập.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ. Rõ ràng, ta chẳng được gì khi sống trung thực cả.
Ta không thích dối trá, nên ta sống trung thực. Ta cũng muốn sự trung thực của ta được công nhận, và sự dối trá bị trừng phạt.
Vì thế, ta cần môi trường xung quanh hưởng ứng lòng trung thực của ta. Ta muốn được nói và phản biện môi trường xung quanh khi ta thấy điều sai trái. Ta muốn tiếng nói lương tâm của ta được bày tỏ.
Vậy cuối cùng, 'sống trung thực, được gì?' Có lẽ câu trả lời sẽ là "để được sự cởi mở của xã hội, để lại được sống trung thực."
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét