Nói về BLOG một bạn gái của tôi viết như sau :
Mình nghĩ rằng, một trong những điều hạnh phúc của con người, đó là có bạn tri âm – có người bạn mà vào những khi ta buồn, lúc ta vui, BẠN luôn ở đó lắng nghe mọi điều … một người bạn, ta có thể nói thật hết nỗi lòng, kể cả những tị hiềm, đố kị, bất an, thèm muốn … những mong ước viển vông, xa vời…không bao giờ có thể trở thành hiện thực.
BẠN sẽ nghe TA và chỉ cần như vậy đã là rất tuyệt vời rồi. Vậy mà ở đây blog còn cho ta hơn như vậy rất nhiều ...hơn cả một người bạn tri âm.Qua blog bạn có thể bày tỏ những suy nghĩ của mình, thể hiện chính kiến cá nhân về rất nhiều vấn đề, bạn có thể tung ra những chủ đề mà bạn yêu thích hoặc trăn trở…. để cùng bàn luận. Nhờ có blog, bạn có thêm rất nhiều những người bạn, luôn lắng nghe và chia sẻ với bạn.Chúng ta đã quen sống và nhận thông tin qua một “bộ lọc”, phát ngôn theo một kiểu “giống nhau”…nhưng bây giờ qua blog, bạn có thể trình bày những quan niệm của riêng bạn một cách thẳng thắn … và bạn đã & đang thay đổi ? Bạn đang trở nên cởi mở hơn , trung thực hơn .
Có một câu chuyện trong Giáo dục, cách đây ít năm, hẳn các bạn còn nhớ rất rõ chuyện một em học sinh lớp 12, hồn nhiên nói rằng không thấy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là hay. Khẳng định này của cô học trò nhỏ đã làm cho cả xã hội bị shock . Biết bao nhiêu lời lên án ,biết bao nhiêu sự kinh ngạc của xã hội và nhà trường đã dành cho em. Sau đó có những luồng dư luận đồng tình với cô học trò “táo tợn “ - vì nhiều người cũng “nhớ“ ra là ngày xửa ngày xưa người ta cũng không thích bài văn này ( tôi cũng vậy !). Ngay cả một áng văn chương tuyệt tác của nhân loại, cũng vẫn có thể có người không thấy là hay, thì việc một cô học trò không thấy thích một bài thơ cổ đâu có gì là đặc biệt ?Nhiều khi tôi thấy câu chuyện đó rất giống câu chuyện về Bộ quần áo mới của hoàng đế - Sự thật hiển nhiên, ai cũng thấy nhưng chẳng ai dám nói ra ,khi “thói quen nói thật “ chưa trở thành một thói quen phổ biến .
Chúng ta cảm ơn blog, một nơi giúp cho tư tưởng của ta tự do hơn, gíúp ta “tập" nói thật những điều mình nghĩ, giúp cho chúng ta biết chấp nhận những quan điểm khác biệt, trân trọng mọi cá nhân và không bao giờ trở thành những người bảo thủ, giúp ta biết chấp nhận những luồng tư tưởng mới mẻ của thế hệ “ hậu sinh “ . Xin cảm ơn! xin cảm ơn ….( giống Lại Văn Sâm không ?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét