Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Im lặng

Im lặng không có nghĩa là không nói gì! Im lặng có nghĩa là tôi đang cần một khoảng lặng, một giây phút dừng lại để ngẫm nghĩ, để lắng nghe...
Im lặng có nghĩa là tôi nhận ra lúc này mọi lời nói đều trở nên vô nghĩa hoặc phản tác dụng vì lời tôi nói đã không còn "nặng ký" với việc này, với bạn nữa.
Tôi im lặng không có nghĩa là tôi không quan tâm nữa, mà tôi muốn nói với bạn rằng chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vấn đề, cân đo đong đếm những việc đã xảy ra có thật sự đáng để chúng ta hờn dỗi, nặng lời với nhau.
Thường ngày chúng ta vẫn nói với nhau: "Mình là bạn thân, sẽ mãi là bạn của nhau!". Im lặng lúc này là để chúng ta điều chỉnh hành vi, để đó là phương pháp tái lập truyền thông sau những hiểu lầm chúng ta vừa trải qua.
Im lặng có nghĩa là tôi đang thực tập thở và mỉm cười, sống với giây phút hiện tại chứ không diễn bày những quan điểm, lý luận bằng lời.
Im lặng lúc này để ngồi thật vững chãi trong căn phòng của mình, để nghe tiếng nhạc đầy triết lý nhân sinh của Trịnh: "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Đôi khi vì ích kỷ, vì cái tôi cá nhân quá lớn mà tôi đã không bao dung, để rồi chính điều ấy đã phá vỡ những mối quan hệ từng rất tốt đẹp.
Suy nghiệm triết lý nhân bản "sỏi đá cần nhau" và tự điều chỉnh hành vi, mối tương quan của người - người, mình không nên từ bỏ tình thâm, tình thân, bạn bè chỉ vì những lỗi lầm rất người của ai đó.
Tha thứ để còn có nhau, còn giữ những điều tốt đẹp, vẹn nguyên về nhau. Tha thứ cũng làm người ta thay đổi, cải biến được một con người và nâng chất bản thân mình. Tôi nghĩ như vậy và im lặng thật lâu, mỉm cười thật hạnh phúc.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

TCT

Câu chuyện đã bắt đầu...
Khi tàu COMATCE STAR bắt đầu tham gia chuyến hành trình mới.
Tóm tắt : TCT
Giao: - Lúc đầu 1 cảng HP
- sau dó 1 cang HP hoặc 1 cảng ngoài HP
- Còn tiếp...
Dỡ : -Lúc đầu 1 cảng UAE hoặc 1 cảng SaudiArap
- sau dó 1 cang UAE và 1 cảng phía đông (Damma) SaudiArap
- Còn tiếp...
Thời gian : Lúc đầu 25 - 30 ngày
- sau đó 35 - 45 ngày
- Còn tiếp...
Tất cả được đưa ra dần dần - Sự dẫn dắt này hoàn toàn chuyên nghiệp của 1 người hay 1 nhóm người.
Hãy xem con tàu của chúng ta sẽ đi đâu về đâu - hồi sau sẽ rõ.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

Ngày 21/12/2012

Ngày tận thế (Sưu tầm ABC News)
Có phải ngày tận thế của chúng ta sẽ đến vào Năm 2012?
Năm 2012 Trái Đất sẽ chuyển sang chu kì mới?
Có Phải Đến năm 2012 tất cả mọi người trên trái đất đều chết hết?
Nghe Nói Có Thiên Thạch Va Vào Trái Đất Năm 2012?
Tại Sao Lịch Của Người Mayan Lại kết thúc vào lúc 10 giờ sáng ngày 21 tháng 12năm 2012 tính theo lịch chúng ta đang sử dụng?
Năm 2012 Có Sóng Thần Chăng ?
Các Nhà Khoa Học Nói Năm 2012 Băng Sẽ Tan Hết ?
Và Chuyện Gì sẽ xảy ra khi đến năm 2012?
Rất nhiều câu hỏi đang ngày một nóng lên.Khi thời điểm 2012 đang đến gần và không còn bao lâu nữa
Tài liệu nêu trên được biết đến với tên gọi là Dresden Codex. Cuốn sách cổ 74 trang này được viết trên vỏ cây tại đền thờ nổi tiếng của người Mayan và đã được nghị viện Tây Ban Nha gửi cho vua Charles V vào năm 1519. Bằng cách nào đó nó lưu lạc tới cung điện Saxony ở Dresden và được tìm thấy bởi nhà sưu tập Johanne Christian Goetze. Các tài liệu này vẫn còn được giữ lại sau khi bị tấn công bởi bom ở đại chiến thế giới lần thứ 2.
Tài liệu bao gồm nhiều số liệu về chuyển động của Mặt Trăng, Sao Kim, chu kì các nhật nguyệt thực, Mặt Trời và các sao …. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điểm kết thúc của lịch Mayan được đánh dấu là 13.0.0.0.0 tương ứng với lúc 10 giờ sáng ngày 21 tháng 12năm 2012 tính theo lịch chúng ta đang sử dụng. Vào thời điểm đó, quỉ địa ngục sẽ xuất hiện và đó là ngày cuối cùng của chúng ta.
Theo các nghiên cứu của Stephen Yulish (một nhà nghiên cứu thiên văn học và UFO), nhiều mối liên hệ trong sách kinh thánh cho biết vào một ngày đông chí khi Mặt Trời ra xa nhất khỏi Trái Đất cùng lúc với các trận bão của Mặt Trời, rồi sự dịch chuyển bất thường của Sao Kim sẽ gây ra động đất liên tiếp cho chúng ta. Liệu điều này có liên quan đến những tiên đoán của lịch Mayan
Theo một số nhà thiên văn học thì vào ngày này hệ Mặt Trời của chúng ta sẽ đi qua mặt phẳng xích đạo của thiên hà, một điều chỉ xảy ra theo mỗi chu kì 26.000 năm. Lịch của người Mayan bắt đầu từ năm 3114 trước công nguyên, tức là họ chưa hề có cơ hội kiểm chứng điều nêu trên. Người Mayan gọi sự kiện này là cái cây thánh, nó sắp xếp sự thẳng hàng của Hệ Mặt Trời với trung tâm thiên hà theo mặt phẳng chính, điều đó có nghĩa là hấp dẫn tác động lên Hệ Mặt Trời khi đó sẽ là cực đại.
Theo những thông tin về động đất tại cục địa lý Hoa Kì, các trận động đất của chúng ta ngày càng lớn hơn do hậu quả của những chuỗi chấn động trong những năm 1890 đến 1899 và từ 2000 đến 2004, độ lớn của những trận động đất này đang tiếp tục tăng lên khi chúng ta tiến đến gần mặt phẳng chính của thiên hà.
NASA dự đoán rằng một trận bão Mặt Trời vào năm 2012 sẽ gây ra những chấn động lên Trái Đất lớn gấp 30 đến 50 phần trăm so với bất cứ sự tác động nào trước đây ta đã biết. Yulish tin rằng việc này sẽ làm nóng hành tinh của chúng ta và nó có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của các vết đen Mặt Trời, Mặt Trời sẽ nóng hơn và sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Một vụ nổ bất chợt trên Mặt Trời vào thời điểm 2012 đó có thể phóng 1 khối lượng lớn đến va chạm với Trái Đất giống như việc chúng ta va chạm với một tiểu hành tinh hay sao chổi.
Khi việc đó xảy ra, có thể một lần nữa trục của Trái Đất sẽ thay đổi và hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự quay của Trái Đất. Nếu như điều đó sẽ xảy ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2012 sắp tới, đó sẽ là một ngày rất đáng nhớ, với tất cả chúng ta!
Thế Còn Mọi Người Nói Sao.Họ Đang chuẩn Bị Thế Nào Cho Ngày Tận thế Năm 2012 Sắp Đến Gần !!!
(Còn tiếp...)

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Hiểu đời - phần tiếp theo

Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phủc trong cuộc đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thưởng lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến. có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng trở về vớ tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thích thì làm, ai nói sao mặc kệ, vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thể nào cũng xong.

Tuổi già không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý vấn đề nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; Quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu ... mọi thứ đều nên vừa phải.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượi, tham ăn, tham uống ...)

Người ngốc chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)

Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mỏi mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh tất cả đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ thuộc vào cách tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì điều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương vị, tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh. “Hoàn toàn khoẻ mạnh” đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh. Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện để sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cách sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên nhiều màu sắc. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị. Nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng nhất khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ lại chuyện xa xưa). Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi được tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão mệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết đến thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Con ta đâu phải của ta

Tai hoạ của nó mới là của ta

Của chìm của nổi trong nhà

Của ta nhưng lại chính là của con

Hiểu đời

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có thể hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày

Qua một ngày vui một ngày

Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đòi người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu thì thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“ Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm con chim bay lượn. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình

Cha mẹ yêu con là vô hạn, con yêu cha mẹ là có hạn.

Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Nhà cha mẹ là nhà con, nhà con không phải nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai ? trông cậy con ư ? nếu ốm dai dẳng chẳng có đưa con nào ở bên cạnh giường đâu (cửu bệnh sang tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư ? Chỉ có cách ấy.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2009



Nếu ai chưa biết máng rót than tại cảng Cửa ông - thì nó đấy









Người ta gọi nó là máng rót "HITACHI"





















Chạy than trong nước hay cho thuê tàu ? Đang là "Cái nhức đầu" muôn thủa của nhiều người...
Chỉ có cô COMATCE STAR mới biết ;
Chỉ có lịch sử của COMATCE mới trả lời được ;
Và chỉ có đầu tiên - mới biết ai là COMATCE

Chuyến thứ ba

Tre già măng mọc













Điện và máy










Thống nhất kiểm kê

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2009

Thoáng hư không

Nụ hồng xưa, nay còn đó
Cánh bướm hồng đã theo gió về đâu?
Đôi ta nguyện ước từ lâu
Mà nay đứt gánh chẳng cầu thành duyên
Xưa ta tựa cặp chim quyên
Đất trời chứng một lời nguyền...đã xa
Ôi! ngày thơ ấy đã qua
Giữa đời chỉ một mình ta khóc thầm
Đôi dòng nước mắt lặng câm
Nỗi niềm biết tỏ tri âm nào cùng?
Nguyện thề non nước thuỷ chung
Non cao, nước chảy ... tương phùng ấy đâu?
Bao nhiêu nghĩa nặng tình sâu
Theo làn gió cuốn, qua cầu vụt bay
Phương trời ai đó có hay?
Nơi đây người cũ tháng ngày chờ trông
Gửi lòng một thoáng hư không
Muộn phiền héo hắt đoá hồng ngẩn ngơ
Vẫn chờ một bóng khách thơ

Hồn hoa lại thắm hương nhờ sắc xuân
Hà Nội ngày, 4/8/2009

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

ước mơ tuổi trẻ

Đối với tôi, nói chuyện với lứa tuổi thanh niên là điều thú vị vì bao giờ họ cũng có quan niệm mới mẻ, ngay thẳng và thành thật.
Vả lại tôi luôn muốn có dịp san sẻ kinh nghiệm của bản thân mình. Ngay cả ngày hôm nay tôi vẫn nhớ như in là khi còn trẻ tôi rất tôn trọng những buổi nói chuyện với người lớn tuổi và thật may mắn cho tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyên thông thái. Tôi khắc sâu những lời khuyên ấy và nhờ thế tôi tránh được nhiều lỗi lầm sơ sót.
Tôi nhận thấy rằng ngày nay, phần nhiều lớp trẻ đắm mình vào những chuyện tầm thường, khả năng cùng tài trí không được nuôi dưỡng vun trồng một cách thích hợp. Và hình như là khi đã dư thừa vật chất thì nền giáo dục ngoài xã hội và giáo dục đạo đức trong gia đình gặp phải muôn vàn khó khăn. Vả lại nuôi dưỡng vun trồng người có đầu óc sáng tạo trở nên khó thấy. Những điều này rất đúng ở Việt Nam . Hiện nay có thể thấy những vấn đề tương tự đối với thanh niên nhiều nước.
Ngày nay tôi cũng lo lắng về một số bạn trẻ có khuynh hướng xem thường người lớn tuổi, nhưng điều đáng tiếc hơn nữa là những người có nhiều kinh nghiệm từng trải lại ngần ngừ không muốn truyền đạt những gì mình biết cho thế hệ trẻ.
Dẫu rằng thế giới tràn ngập vô vàn cuốn sách về ý thức hệ tạo nên nền văn minh những kinh nghiệm bản thân con người, vốn dĩ là nền tảng cho những ý thức hệ ấy lại không được cung cấp sẵn cho thanh niên.

Dường như thế giới là của tôi và tôi có thể bao trùm vũ trụ trong cánh tay của mình. Đối với tôi dường như không có gì là không thể làm được. Dẫu rằng nghèo, nhưng cái cảm giác ấy giúp tôi tiếp tục học tập. Sinh lực của tuổi thanh niên là rất quan trọng đối với tôi và làm tràn ngập trái tim tôi bằng những ước mơ. Không có gì có thể ngăn cản tôi.
Trong số những điều mà tuổi trẻ mang lại thì ước mơ là điều quan trọng nhất. Những người biết ước mơ thì không biết nghèo khó vì mỗi người đều giàu có như chính ước mơ của mình vậy. Tuổi trẻ ước mơ rộng lớn như trời biển, dẫu bạn không có gì trong tay cả thì cũng không có gì phải ganh tị nếu có được những ước mơ.
Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ : Ước mơ là động lực làm thay đổi thế giới. Những người có ước mơ, những xã hội làm cho ước mơ trở thành hiện thực và đất nước biết chia sẻ ước mơ và tất cả mọi người có thể trở thành bậc anh hùng trong lịch sử thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ.
Có quốc gia nào mà không truyền hy vọng và ước mơ cho tuổi trẻ mà tuổi trẻ lại có được sức mạnh để lãnh đạo thế giới hay không? Nước Mỹ với lịch sử hơn 200 năm đã tạo lập thế đứng trong lịch sử thế giới hôm nay. Và cũng như chúng ta biết chính những ước mơ vĩ đại của những bậc tiên phong ban đầu với tinh thần tiên phong đã đưa lại sức mạnh cho sự phát triển.
Nhưng ngày nay tôi thường nghe nói là tuổi trẻ không còn có những ước mơ vì tương lai hay là họ có ước mơ xoáy vào hiện tại bây giờ. Nếu quả thật như vậy thì không có gì buồn hơn, không những chỉ buồn cho từng cá nhân mà còn buồn cho cả dân tộc.
Ước mơ thường tạo nên con người. Uớc mơ có thể điều khiển cả tính công việc và ngay cả hôm nay, ước mơ giống như bánh lái của con thuyền. Bánh lái có thể nhỏ và không thấy được nhưng nó điều khiển hướng đi của con tàu. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái người không có ước mơ sẽ mất hướng đi và sẽ trôi dạt lững lờ cho tới khi bị mắc kẹt trong đám rong biển.
Con người có ước mơ sai trái thì cũng nguy hiểm như là người không có ước mơ. Một người mà ước mơ không vượt qua sự tiện nghi cá nhân trong hiện tại thì cũng đáng thương như là người không có ước mơ gì cả : Anh ta không nhận thức được giá trị lớn lao nhất của tuổi thanh niên. Nếu bạn có ước mơ, hy vọng rằng bạn phải có thì hãy nâng niu nó, vì ước mơ của bạn là bánh lái sẽ quyết đinh hướng đi cho cuộc đời.
Tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ. Ước mơ là điều tối quan trọng cho tuổi trẻ. Tuổi trẻ chính là ước mơ và lịch sử thuộc về những người biết ước mơ.

Nước mắt phụ nữ

Một cậu bé hỏi mẹ:
- Tại sao mẹ lại khóc?
Người mẹ đáp:
- Vì mẹ là một phụ nữ.
- Con không hiểu - Cậu bé thốt lên.
Người mẹ ôm chặt con và âu yếm:
- Con không bao giờ hiểu được, nhưng nó là như thế đấy...
Thời gian trôi đi, cậu bé lại hỏi cha:
- Tại sao mẹ lại khóc hở cha?
- Tất cả phụ nữ đều như thế, con yêu ạ - người cha mỉm cười đáp.
Cậu bé lớn dần lên và khi trở thành một người đàn ông, anh vẫn thường tự hỏi: "Tại sao phụ nữ lại khóc?".
Cuối cùng anh tìm đến một nhà hiền triết. Nghe hỏi, nhà hiền triết ôn tồn nói: "Khi Thượng đế tạo ra người phụ nữ, người phải làm cho họ thật đặc sắc. Người làm cho đôi bờ vai họ cứng cáp để che chở được cả thế giới, đôi tay họ mát lành để che chở sự yêu thương, và người cho họ một sức mạnh tiềm ẩn để mang nặng đẻ đau.
Người cho họ một sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình, người thân, bạn bè ngay cả những lúc mọi người dường như buông trôi, và dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa họ không bao giờ than thở... Người cho họ tình cảm để họ yêu thương con cái ở mọi nghĩa trên đời, ngay cả những lúc con cái họ gây cho họ đau khổ.
Người cho họ sức mạnh để chăm sóc người chồng của họ, tránh vấp ngã vì người tạo dựng họ từ những xương sườn của người đàn ông để bảo vệ trái tim anh ta... Người cho họ sự khôn ngoan để biết rằng một người chồng tốt sẽ không bao giờ làm tổn thương vợ mình, hiểu rõ sự chịu đựng của người phụ nữ và cô ta luôn thấp thoáng sau mỗi thành công của người chồng.
Để làm được những việc nhọc nhằn đó, người cũng đã cho họ giọt nước mắt để rơi, để họ sử dụng bất cứ lúc nào và đấy là điểm yếu duy nhất của họ. Khi con thấy họ khóc, hãy nói với họ con yêu họ biết bao và nếu họ vẫn khóc, con hãy làm trái tim họ được bình yên".

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

Cái sự "bỏ thuốc lá"

Biết hút thuốc lá là không tốt, nhưng bỏ được thuốc lá là việc khó với nhiều người. Lâu nay việc hút thuốc trở nên phiền hà, khi trong công sở lúc ngoài sân bay bến cảng, nơi công cộng... và nhất là những khi có dịp đi du lịch nước ngoài. Ở nhiều nơi, có những lúc thèm thuốc không kiếm ra chỗ hút hoặc hút được điếu thuốc cứ như đi ăn trộm.
Một tối nghỉ ngơi nằm nhà coi ti vi bỗng thấy một tin quảng cáo, nhà đài trung ương hẳn hoi, đại khái nội dung lập tức bạn muốn bỏ thuốc lá ư, dễ lắm, hãy soạn tin nhắn BTL gởi 6754. Nhiều người bỏ thuốc hẳn được, chỉ còn vài ba người bảo thủ và không sợ mất lịch sự như tôi là chưa bỏ được, nay có người ta chỉ cho mình cách bỏ thuốc lá lập tức kìa, quá mừng. Nhắn tin liền. Tất nhiên chỉ sau một phút đồng hồ nhận lại tin nhắn. Nội dung thế này: "Khi chỉ còn hút ba bốn điếu một ngày là bạn có thể ngưng hẳn hút. Hãy chọn giờ G để bỏ hẳn".
Ghi chú: giờ G là giờ phải hút 3 điếu liền.
Nếu thế này thì bỏ thuốc quá dễ...

Lại nói về "Sự trung thực"

Albert Einstein đã cảnh báo rằng nếu không suy nghĩ độc lập thì người ta có thể trở thành một cái máy khả dụng, nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Thế nên, suy cho cùng, nếu sống trung thực thì ta sẽ được là …ta. Thế thôi, ta sẽ là một con người có tư duy độc lập với đầy đủ phẩm giá.
Thế nhưng bạn sẽ hỏi, làm sao để bạn biết suy nghĩ độc lập và biết sống trung thực?
Câu hỏi đó liên quan đến vai trò của giáo dục.
Vai trò của giáo dục ở đâu khi đối diện với những con số nhức nhói sau: 89% sinh viên từng sử dụng tài liệu trong phòng thi, 85% từng quay cóp, 42% sao chép luận văn, đồ án, 36% từng xin hoặc mua điểm (theo một khảo sát, điều tra của Bộ Giáo dục – Đào tạo trên 1.827 sinh viên ).
Giáo dục sai ở đâu?
Câu trả lời của tôi đối với câu hỏi trên là: Giáo dục sai ở chỗ đã giả thuyết rằng chỉ có một đáp án đúng cho mọi vấn đề.
Học sinh từ nhỏ thường được dạy là chỉ có một đáp án đúng, hoặc ở trong sách giáo khoa, hoặc do thầy nói thế thì phải thế. “Cãi thầy thì núi đè” vì thầy luôn luôn đúng.
Lớn lên khi đi thi đại học thì học sinh được đưa vào “lò luyện thi” để học nằm lòng cách giải toán hay cách làm văn theo mẫu.
Học sinh từ nhỏ thường được dạy là chỉ có một đáp án đúng, hoặc ở trong sách giáo khoa, hoặc do thầy nói thế thì phải thế.
Nhiều người đọc đến đây có lẽ sẽ than: Biết rồi khổ lắm nói mãi.
Tuy nhiên, mục đích của tôi không phải là tường trình hậu quả của cách giáo dục tư duy một chiều. Những con số điều tra nêu trên đã phần nào phản ánh hiện trạng tiêu cực trong giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó có lẽ đã có nhiều bài viết về gian lận trong thi cử.
Bài viết này nhằm đặt lại vấn đề đối với giả thuyết ban đầu của cách giáo dục tư duy một chiều: chỉ có một đáp án đúng trong mọi vấn đề.
Liệu có luôn có một đáp án đúng chăng?
Nếu có thì có lẽ học sinh không cần phải suy nghĩ nhiều nữa. Họ chỉ cần học theo đáp án của sách giáo khoa, của giáo sư, v.v.
Nếu không thì học sinh Việt Nam đang bị “ép” phải suy nghĩ một chiều. Họ không có sự lựa chọn nào khác. Bất chợt tôi nhớ tới lời than của Chí Phèo: “Tôi muốn lương thiện, ai cho tôi lương thiện?”
Giả sử nếu có hai cách nghĩ về một vấn đề và cô học sinh A muốn chọn cách nghĩ B. Tuy nhiên đáp án của ngành giáo dục là A. Trong trường hợp đó, có lẽ cô học sinh ấy sẽ than, tôi muốn trung thực, ai cho tôi trung thực?

Sự Trung thực

Sự trung thực có thể được định nghĩa đơn giản là 'không nói dối'.
Đúng vậy, chúng ta vẫn thường cho rằng chữ trung thực luôn được đề cập trong mối quan hệ giữa người với người. Trung thực trong kinh doanh nghĩa là không bán hàng gian hàng dở, không quịt nợ. Trung thực trong thi cử là không được sử dụng tài liệu, không được quay cóp.
Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến chữ trung thực hướng nội hơn một chút, đó là trung thực trong mối quan hệ giữa ta và bản thân.
Ai trong chúng ta đều đã phạm sai lầm. Sai lầm dù là lớn hay nhỏ, một mình ta biết hay rất nhiều người biết, thì cũng nên được nhìn nhận một cách trung thực. Chúng ta chẳng cần phải lớn tiếng nói về sai lầm của mình với người xung quanh, vì chẳng ai muốn 'vạch áo cho người xem lưng cả'. Nhưng đối với bản thân, thì chúng ta cần nên trung thực mà đối diện với nó. Phật giáo dạy rằng chỉ khi ta trung thực để biết mình không hoàn hảo và mắc sai phạm, thì lúc đó ta mới sửa được mình mà trở nên hoàn hảo. Sự hoàn hảo là cái 'được' khi ta sống trung thực.
Ở xã hội ta hiện nay, lắm người chưng diện nhưng thực sự trong túi lại không có một đồng xu. Cũng có lắm kẻ phô trương sựhiểu biết, nhưng thực chất chẳng biết tí gì. Thông thường, sau những sự khoa trương đó, họ chỉ được những lời xu nịnh giả dối, hoặc sự ghen ghét dè biểu của người xung quanh. Cuối cùng, mỗi ngày, họ cũng chẳng hạnh phúc được hơn khi phải đối diện với thực tế phủ phàng của họ.
Khi sống trung thực với bản thân, ta không cần phải khua môi múa mép, ta thấy thanh thản vì ít bon chen. Trung thực với chính mình, là trung thực với người khác, ta lại nhận được sự chân thành và cảm thông. Và vì vậy ta có được hạnh phúc.
Tuy nhiên, nói thì có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế trước mắt thì rất khó để sống trung thực.
Khi ta sống trong một môi trường thiếu trung thực thì hoá ra sự trung thực của ta lại biến thành sự bất tuân và đáng bị trừng phạt. Khi cộng đồng hưởng ứng văn hoá 'dối trá', thì kẻ tôn sùng sự thật phải đứng giữa chọn lựa, trung thực với lương tâm hay làm theo cộng đồng.
Nếu ta chọn sống theo lương tâm, thì sự trung thực của ta có thể khiến ta bị đào thải khỏi cộng đồng, cái ta gặt hái được không phải là hạnh phúc hay sự hoàn hảo mà lại lại là sự trừng phạt cho cái bất tuân.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ.
Bích Vy
Xã hội Việt Nam ta hiện nay vẫn đánh giá cao vai trò của số đông. Số đông nói đúng nghĩa là đúng. Số đông có thể biến việc làm sai thành đúng. Những kẻ nhỏ mọn dẫu có ý kiến đúng nhưng trái với số đông thì vẫn là sai. Người có bản lĩnh thì lên tiếng phản biện, nhưng lại bị trù dập.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ. Rõ ràng, ta chẳng được gì khi sống trung thực cả.
Ta không thích dối trá, nên ta sống trung thực. Ta cũng muốn sự trung thực của ta được công nhận, và sự dối trá bị trừng phạt.
Vì thế, ta cần môi trường xung quanh hưởng ứng lòng trung thực của ta. Ta muốn được nói và phản biện môi trường xung quanh khi ta thấy điều sai trái. Ta muốn tiếng nói lương tâm của ta được bày tỏ.
Vậy cuối cùng, 'sống trung thực, được gì?' Có lẽ câu trả lời sẽ là "để được sự cởi mở của xã hội, để lại được sống trung thực."

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009

Bia - một phần tất yếu của cuộc sống

Mùa hè, trời oi bức, khiến người ta luôn cảm thấy... hầm hập trong người. Đã thành thói quen, mỗi khi cần giải nhiệt, các đấng mày râu lại tìm đến bia và mùa hè Hà Nội là mùa của... bia.
Một - hai - ba: dzô!
- Oi bức quá, làm vài vại thôi.
- Vẫn 19C nhé!
Chỉ khoảng 10 phút sau, nhóm bia 6 người đã có mặt tại nơi tập kết quen thuộc.
Một ngày bình thường trong tuần, quán bia hơi Hà Nội ấy vẫn đông vui, tới tấp người vào ra. Nhà gửi xe luôn trong tình trạng quá tải, nhiều khách bia chưa kịp lấy về đã vội vàng... lao vào quán. 12 giờ trưa, cái nóng đã lên đến đỉnh điểm, quán bia rộng như một sân bóng đã chật kín người, mấy nhóm khách chưa tìm được chỗ ngồi cứ nháo nhác cả lên. May thay, cậu bạn tôi nhanh chân nên cũng "chiếm" được chiếc bàn nhỏ phía trong cùng của quán.
"Cho 6 bia luôn em nhá"..., vừa lau mặt bằng một chiếc khăn ướt, cậu bạn làm phó phòng của một công ty XNK nói vui: "Kinh tế gặp khó khăn như thế này, chỉ có đi uống bia là nhất". Tốp này đứng, tốp kia ngồi, nói cười, ồn ã với những âm thanh quen thuộc 1, 2, 3... dzô, dzô... Khó hiểu thật, kinh tế toàn cầu khủng hoảng, tiền ai cũng thiếu, ấy vậy mà những "quán bia VIP" như thế này có bao giờ thưa khách đâu? Toàn là khách văn phòng: già, trẻ, sếp, nhân viên... đủ cả, nhưng đã ra đây thì giữa sếp và nhân viên không hề có sự phân biệt, nếu có thì cũng chỉ là sếp uống "đỉnh" hơn nhân viên mà thôi.
Sau 10 phút chờ đợi, lượt bia đầu tiên đã xuất hiện. Em phục vụ trẻ trung, má hồng, ngực đeo biển, miệng cười tươi: "Dạ, em mời các anh dùng bia ạ!". Những chiếc cốc sành sứ dày cộp đầy oặp bia cứ thi nhau sủi bọt. 6 cốc bia còn mát lạnh đã được 6 bàn tay nâng lên, keng, keng... ực ực... hà... mát, ngon... Rồi bia liên tục được đưa ra.
Sau hàng chục lần nâng lên, đặt xuống, mặt ai cũng đỏ gay, đôi mắt lờ đờ như người buồn ngủ... "Rượu vào, lời ra", từ chuyện cơ quan, đến chuyện vợ chồng, từ chuyện quan hệ đồng nghiệp đến chuyện bồ bịch, tán tỉnh lăng nhăng... ai cũng hết lòng "cởi mở".
Một phần tất yếu...
Cuối tuần, tôi được một người bạn, tên H ở Giảng Võ mời đến nhà uống bia, nhân cái sự... "vợ anh đi công tác". Nói cho vui vậy thôi, chứ cuối tuần nào, anh chẳng gọi bạn bè đến nhà nhâm nhi vài cốc cho đỡ buồn. Nhà khá rộng rãi, khang trang, lại chỉ có hai vợ chồng và một đứa con nên anh dành cả 1 tầng làm khu uống trà, uống bia. Trong tủ lạnh anh bày toàn bia chai, bia lon Hà Nội, bởi vậy nên bạn bè đã đặt cho anh biệt danh là "anh chai Hà Nội".
Trăm phần trăm cốc đầu tiên, anh Hùng tâm sự: "Trước đây anh cũng thường la cà quán sá, bù khú bạn bè giải tỏa stress. Nhưng vì bia dạo này bị giả nhiều quá. Mà cái giống bia giả uống vào chỉ có nước đau đầu. Vào quán, nhiều khi mấy cốc đầu là bia xịn, nhưng khi khách ngà ngà rồi, chủ quán cứ tha hồ bê bia rởm ra, uống xong chỉ còn nước ôm đầu". Bởi vậy, giới sành bia dạo này mỗi khi ra quán họ thường chọn một quán bia uy tín uống cho lành. Bia đã trở thành thứ đồ uống quen thuộc như một phần tất yếu của cuộc sống. Trong mọi ngõ ngách, nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi giải trí, gia đình... nơi đâu cũng đều hưởng ứng bia.
Còn nhớ, trong ngày hội bia hơi Hà Nội, một sự kiện được tổ chức với quy mô hoàng tráng, đặc sắc của ngành bia Hà Nội, một lãnh đạo của một công ty đã tâm sự rằng: "Bia Hà Nội không phân biệt địa vị, giới tính, quốc tịch, sau những tiếng chạm cốc rộn rã, tiếng hô vang ngất trời, là những nụ cười thân thiện, ấm nồng tình bằng hữu. Bia Hà Nội đã và đang góp phần tăng thêm tình đoàn kết, luôn nỗ lực tạo dựng chữ "tín", mang đến cho khách hàng sản phẩm đạt chất lượng cao"...

Hiện mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 18 lít/năm, bằng 1/2 so với mức tiêu thụ của Hàn Quốc và bằng 1/7 so với các nước Ireland, Đức, Séc. Tuy nhiên, với mức thu nhập của người dân tăng lên, cộng với sự thay đổi tập quán uống chuyển rượu thành bia của người dân ở nhiều vùng nông thôn... thì vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam ước tính sẽ tăng tới 28 lít/năm. Đến năm 2010, tổng sản lượng bia trong nước ước đạt 2,7 tỷ lít, tăng 45% so với năm 2007. Riêng hai đại gia HABECO và SABECO đã có sản lượng khoảng 1,9 tỷ lít/năm, chiếm 60% công suất sản xuất bia cả nước.

Bia - một phần tất yếu của cuộc sống

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

Lướt sóng ra khơi




Bây giờ chúng ta có thể tự hào :
bắt đầu đi ra biển lớn - Hãy nhìn COMATCE STAR
Chuyến chở hàng xuất khẩu đầu tiên

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

Comatce Star cập cảng Khánh hội


Hai Thuyền trưởng đang trao đổi



Những người tiên phong



Phút hạ cầu đầu tiên






Lúc 2 g 25 ngày 27/2/2009



Tiếp Vũng Tàu







Kiểm tra tàu tại Vũng Tàu




Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009

Lẳng lặng mà nghe “họ” ... chúc nhau!


Trước tiên xin các bạn miễn thứ cho điều này: Nguyên văn câu thơ của nhà thơ trào phúng đất Non Côi sông Vỵ mà ai ai cũng thuộc, là: "Lẳng lặng mà nghe "nó" chúc nhau"; nhưng kẻ hậu sinh này xin được dùng chữ “họ”.
Bởi nhẽ thời Cụ, có thể sự nhận diện quan thanh liêm, quan chính trực hay quan tham... là khá dễ dàng! Dễ, nên Cụ chả sợ gì, cứ thẳng ... miệng gọi bọn họ là "nó" (mặc dù Cụ chưa chắc đã lớn tuổi hơn... "nó"!). Bây giờ "tham nhũng" lại có khi là "đồng chí" của mình, là “cấp trên” của mình, là cái nhà ông đã từng đứng trên bục rao giảng "đạo đức Cách Mạng" cho mình; thì dù Cụ Tú có cho phép, tôi, kẻ viết bài này cũng không dám gọi bằng ... "nó"! Thôi, gọi "họ" cho nó lịch sự.
Thời đại bây giờ, "sống và làm việc theo pháp luật", nên càng phải thận trọng. Đã nói đến pháp luật thì điều trước tiên là phải có bằng chứng - không bằng chứng, dễ mắc tội vu khống lắm. Cho nên mới thấy "có biểu hiện... " mà đã gọi người ta bằng "nó", bằng "đứa" như Cụ Tú thời xưa, thì vô phép, có ngày chuốc họa vào thân!
Trước kia, trong ngày Tết truyền thống, cán bộ và nhân dân mình cũng chúc nhau; nhưng là chúc "mạnh khỏe", "hạnh phúc", chúc "thi đua yêu nước", chúc "làm việc bằng hai", chúc "lập chiến công", "lập thành tích",... chứ tuyệt không có chúc giầu sang. Đặc biệt cái từ "thăng quan tiến chức" bị giấu biệt!
Những Tết đầu tiên nghe mấy cán bộ Nhà Nước mình chúc nhau: "an khang thịnh vượng", nhiều người đã thấy "chờn chợn", ngường ngượng, khó lọt tai lắm! Lâu dần nghe nhiều, mới thấy quen. Người chúc cũng cười, mà "xếp" cũng cười! Vui vẻ, đầm ấm, sung sướng và hạnh phúc lắm! Rồi “cơ chế thị trường” ngày càng phát triển, người ta không chỉ chúc xuông, mà còn dâng tặng nhau những "lễ" rất hậu. Hậu đến mức nào ư? Thông thường là những phong bì USD, rồi có khi cả một chiếc xe hơi đời mới hay một lô đất cũng nên (nhưng chẳng có bằng chứng đâu, dân ngồi bệt dưới đất thì làm sao có bằng chứng được? Nói nghe biết vậy thôi đấy nhé!). Thế là "lời chúc" lập tức thành hiện thực! Hơn cả trò ảo thuật của nhà ảo thuật lừng danh thế giới "Cooc-pơ-phin"! Cụ Tú mà sống lại, phen này buôn "lọng", nuôi gà, chắc chắn đều lãi to! Mà Cụ Tú cũng thật lẩm cẩm, ai lại đi lo "trăm nghìn vạn mớ để vào đâu?". Để kho bạc, để vào thẻ ATM, nhiều nữa thì gửi sang ngân hàng nước ngoài. Một cú "kích chuột" là xong - thời đại "a-còng" mà! Đâu có lạc hậu như cái thời Cụ?!. Cho nên thiên hạ hãy lắng nghe:
"Lẳng lặng mà nghe "họ" chúc nhauChúc cho toại nguyện cả sang… giàuCon đường… luồn lách thênh thang mãiSuốt cả đời này đến kiếp sau…
Vâng! Dân mình từ lâu đã có nếp sống văn minh không còn đốt pháo vào dịp Tết nữa. Thật yên tĩnh, tha hồ “lẳng lặng mà nghe...!”

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2009

Văn tế tử sĩ ...Chứng khoán

Xưa cụ đồ Chiểu có bài "Văn tế nghĩa sĩ", nay các nhà đầu tư chứng khoán cũng tự mình khóc thương cho mình bằng "Văn tế tử sĩ... chứng khoán". Tử sĩ ở đây là những kẻ đã vì sự nghiệp chứng khoán mà hy sinh tiền của..

Hỡi ôi!
Thị trường sụp đổ,
Lòng người đau khổ
Ki cóp bằng lao động khó nhọc mười năm
Tiền rủng rỉnh há cũng nổi danh
Mà một thoáng lên sàn
Tiền mất, tật mang tiếng vang như mõ
Nhớ khi xưa:
Chịu khó làm thêm
Tiền không nhiều
Nhưng cũng đủ đưa vợ đi xem phim, ca nhạc
Bản tính thật thà
Việc lăng xê, làm giá
Chẳng bao giờ biết!
Sàn chứng khoán đã mở nhiều năm
Chẳng muốn tham gia
Ghét trò buôn lận bán gian
Như nhà nông ghét cỏ!
Nào ngờ thị trường nổi lên:
Mỗi ngày kiếm năm phần trăm
Hỉ hả tiền vào ra
Vợ con nở mặt, nở mày
Chẳng phải chém rắn, đuổi hươu
Vẫn khen giỏi quá!
Phen này xin ra sức đoạn kình
Chẳng thèm làm thêm, chẳng thèm xin vợ
Mở túi xắn tay đi hốt bạc.
Khá thương thay!
Vốn chẳng phải nhà đầu tư, kinh tế
Theo đuôi đi làm ăn
Chẳng qua chỉ là xe ôm, giúp việc
Thích thì lên sàn
Việc tính toán chẳng bao giờ rõ
Chẳng biết tài chính là gì
Vẫn đặt lệnh nọ kia
Vẫn lời lãi ăn chia đủ cả
Hồng hộc xốc tới, coi tiền như không
Mặc ai cảnh báo nhỏ to
Chen lấn lên sàn, liều mình như chẳng có
Kẻ mua cao, người bán thấp
Làm cho mọi người trợn mắt hồn kinh
Trối kệ tiền của nhà, tiền nợ
Vẫn lăm lăm lời lãi đến cùng
Đâu biết xác phàm vội bỏ
Thị trường mới đỏ có vài phiên
Đã tranh bán với nhau
Tiền thu về không đủ nợ
Nuôi béo mấy thằng Tây
Trăm năm thì trường nói ấy là chữ MÊ
Chẳng bao giờ vinh quy với vợ
Ôi thôi thôi!
Chùa Trấn Quốc năm canh ưng đóng lạnh
Chút lòng tham xin trả lại ánh trăng rằm
Tiền với bạc trôi theo dòng nước đổ
Tiếc tiền quá, mẹ già ngồi khóc trẻ
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng.
Ôi!
Một trận chơi hoang
Ngàn ngày chết dở
Thương vì hai chữ thiêu thân
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm
Nói một câu quá khổ...
Thương thay nhà đầu tư nhỏ!!!
Thương thay

Mua xuân 2009














Thứ Ba, 27 tháng 1, 2009

Dưỡng tâm - Tích đức

Ba nhớ
Nhớ rằng mình là người bình thường. Luôn tự coi mình là người bình thường làm cho lòng ta thanh thản. Người ở cương vị càng cao mà biết tự coi mình là người bình thường thì càng được kính trọng. Đối với một số người điều này là không dễ, bởi vì ngay một anh binh nhì cũng vẫn có thể ngạo mạn khinh người y hệt một vị tướng tài ba mắc chứng công thần. Nếu ta là người bình thường thì trên đời này chẳng có gì quan trọng lắm! Vậy thì ta cứ ung dung tự tại, sống cuộc sống của mình, làm những việc phải làm. Chúng ta thường nghe nói: "Cái khó nhất ở đời là biết dừng ở chỗ nào" và " Cái cần thiết nhất là biết mình". Người luôn nhớ mình là người bình thường sẽ dễ "biết mình" và cũng dễ "biết dừng".
Nhớ rằng mình phải là mình. Hễ cứ cố sống khác mình đi một chút thôi thì lòng ta đã không thanh thản. Hãy sống hồn nhiên như mình vốn có. Không đạo mạo, cũng không lên gân, lên cốt, là cách sống hợp với tự nhiên, vì cuộc sống không thể lúc nào cũng căng như một dây đàn đúng giọng. Mình phải là mình bởi không ai có thể thở bằng hơi của người khác. Có thể và cần phải học ở người khác rất nhiều điều, nhưng phải có cái của riêng mình để góp phần làm cho cuộc sống này đẹp hơn vì có sự đa dạng, vì không ai giống ai!
Nhớ rằng mình có thể sai. Tính có thể sai là bản chất của tri thức khoa học. Một học thuyết hay lý thuyết không chứa trong mình khả năng kiểm chứng thử - sai, chưa phải là một học thuyết ( lý thuyết) khoa học. Nữa là một con người trần thế, làm sao mà ta có thể luôn luôn đúng trong nhận thức cũng như trong thực hành. Bệnh hiếu thắng - vị thuốc độc trong quan hệ giữa người với người - bắt nguồn từ ý thức cho rằng mình không thể sai. Bệnh hiếu thắng luôn làm cho lòng mình không bình yên...
Ba quên
Quên tuổi tác. Tuổi tác đôi khi làm ta bận lòng. Cái vòng "sinh, lão, bệnh, tử" ai mà thoát khỏi. Càng già càng hay có vấn đề về sức khoẻ. Thường thì mãi đến lúc luống tuổi ta mới thấy sức khỏe là quý giá. Khi ngoài kia là trời xanh lồng lộng, nắng gió lung linh mà ta ngồi đây bất lực, mới thấy hối tiếc một thời trai trẻ vung phí sức lực một các liều lĩnh và dại dột. Rất may là chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, tuổi thọ của con người sẽ ngày càng cao hơn. Sắp đến rồi ngày mà: "Sáu mươi tuổi vẫn chưa già. Bảy mươi tuổi vẫn còn là trung niên". Hạnh phúc thay là có một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể khoẻ mạnh. Vậy thì hãy quên đi tuổi tác. Sống vui, sống khoẻ để thanh thản tâm hồn.
Quên bệnh tật. Bệnh tật thường dày vò ta. Thế nên trong cuộc đời thường thì ta phải sáng suốt nhìn nhận tình huống nào là có thể tránh khỏi để dũng cảm vượt qua, tình huống nào là không thể tránh khỏi để bình tĩnh cam chịu. Đối với bệnh tật cũng vậy, đã lỡ mang bệnh tật rồi thì hãy gắng quên đi: hãy vui sống mỗi ngày bằng những công việc thường nhật có ích cho chính mình, cho những người thân yêu và cho đời.
Quên hận thù. Chỉ có những người giàu lòng vị tha mới biết quên thù oán. Họ không quá buồn phiền, oán giận khi nhận thấy ai đó quanh ta tỏ ta ích kỷ, vụ lợi, tráo trở hoặc vô ơn, bạc nghĩa. Họ ý thức được rằng trong bản chất tự nhiên của con người bình thường đều có thể có những "điều ác" ấy. Lòng nhân hậu, tính cương trực và thói quen nhớ ơn kẻ khác chỉ có được ở những con người có giáo dục. Họ thường nhắc nhở ta hãy độ lượng, hãy cố biện minh cho người khác mỗi khi ta bất bình. Và như vậy lòng mình sẽ thấy nhẹ nhàng hơn...
( Trích bài của GS: Chu Hảo-Dân trí )

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2009

Bình về cái sự ăn

Nhân dịp Tết - Phiếm đàm về cái sự ăn
Đối với động vật và thực vật, ăn là để tồn tại và phát triển. Không ăn thì…”Thánh cũng không sống nổi!”.
Cây cỏ cũng phải ăn, cho dù thức ăn là đất, là phân - Vậy hiển nhiên: “Ăn để mà sống” rồi! Ấy thế mà vẫn có người nói “sống để mà ăn!”. Đúng, sai thế nào, đến nay, cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ.
Ăn tưởng là việc đơn giản, ấy vậy mà phải học đấy. Người xưa dậy rồi: Miếng ăn được coi là “ngọc thực”, nhưng cũng có khi là “miếng nhục”! Ăn uống phải cho đàng hoàng, không nhai nhồm nhoàm, càng không “phùng mang trợn má” ăn lấy được. Phải chín chắn ngay cả trong việc ăn, đừng có “ăn sổi ở thì”. Miếng ăn còn phải sạch sẽ, “ăn chín uống sôi”, chớ “ăn sống ăn sít”. Có kẻ “ăn như mèo ăn”, nhưng cũng có người “ăn hùng hục như hổ đói”. Có người mời “gẫy đũa, gẫy bát” không chịu ăn; nhưng có kẻ cứ thấy đâu có ăn là sa vào liền, “tự nhiên như ruồi”!

Bên cạnh người “phàm ăn”, bạ gì cũng ăn; thì cũng có kẻ “kén cá chọn canh”. Có kẻ “ăn hoang phá hại”; lại có người có tiền có của đấy, nhưng vẫn ăn dè ăn sẻn, dành dụm phòng lúc khó khăn. Có người khi ăn cũng luôn nghĩ đến người khác: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, thấy nồi cơm đã vơi, thì dẫu bụng còn đói, vẫn hạ bát “vô phép các cụ, cháu ăn đủ rồi ạ!”; nhưng cũng không ít kẻ mặc thiên hạ, cứ một mình “chén tì tì”, “chén thủng nồi trôi rế”… - Tất cả đều là do tính cách, đạo đức con người tạo nên cả.
Cùng ăn chung một bữa tiệc, vậy mà nhiều khi vẫn có kẻ “ăn trên ngồi trốc” đấy - mâm của người thường gọi là “đại trà”, mâm của kẻ quyền chức, gọi là “vip”. Thế cho nên đã từng xảy ra chuyện, có thực khách đã xô ghế, văng tục bỏ về, khi phát hiện ra mình bị xếp ngồi mâm đại trà - “một miếng giữa làng” mà!
Lại có cả cảnh “kẻ ăn không hết, người lần không ra” nữa. Một gia đình nông dân, suất ăn hàng ngày chỉ đáng mươi ngàn đồng Việt Nam; ấy vậy mà có những “đại gia” sang Căm-pu-chia đánh bạc, mất một lúc vài chục ngàn đô la Mỹ, vẫn thản nhiên tiếp tục đi chơi… gái để giải hạn!
Cũng gọi là “Ăn”, nhưng lại không hề… nhai bằng răng. Không dùng răng nên ăn rất khỏe, rắn mấy cũng ăn, to mấy cũng cố nuốt. Đó là cách dân chúng “hình tượng hóa” cái tệ nhận hối lộ. Kiểu ăn này thì diễn ra quanh năm, nhưng sôi nổi nhất, táo tợn nhất, vẫn là dịp Tết, từ Tết Tây đến Tết Ta. Kinh tế suy thoái ở đâu, chứ không thấy ở cái kiểu “ăn” này! Về nguyên lý, thì người ta chỉ ăn khi đói. Nhưng rất nhiều “quan” ăn cả lúc no (mà họ thì có lúc nào không no?), thế mà chả bao giờ bị bội thực cả!

“Ăn” như vậy, cũng có sự phân biệt đấy: có loại ăn “sang”; không sang không ăn. Không ăn không phải là không ăn. Cứ chịu khó lo liệu đưa thật nhiều hơn nữa, thể nào “quan” cũng ăn. Không ăn, kẻ kể chuyện này xin cứ đi đầu xuống đất! Có loại ăn không sang, nhất là “quan” sắp về vườn thì phàm ăn và tạp ăn lắm. Bạ gì cũng ăn; sạch bẩn, to nhỏ, sang hèn; ăn tuốt! Ăn của thằng có tóc đã đành, nhưng thằng đầu trọc có việc tìm đến quan, thì dù nó chỉ có cái khố rách, mà rơi vào đúng lúc cần “tận thu”, “quan” cũng ăn. Các quan tham thường ngậm miệng mà ăn, nhiều khi ăn rất lớn mà vẫn “kín như bưng”. Thánh lắm! Người thường không dễ gì bắt chước được đâu. Cơ quan phòng chống tham nhũng cũng không dễ gì có được chứng cớ quả tang !

Trong cuộc sống, còn tồn tại khá nhiều kiểu “ăn” mà không phải ăn: như “ăn hiếp”, “ăn chặn” - kiểu hành xử bắt nạt người yếu (yếu lực hoặc yếu thế) của bọn côn đồ; như “ăn không nói có” hoặc “ăn có nói không” nhằm mục đích hại người lương thiện. Các quan tham hay có thói “ăn có nói không” lắm. Chứng cứ rõ mười mươi, quan vẫn chối bỏ… không “ăn”. Bí quá thì đổ tội đó cho phu nhân (đã có vị dùng cách ấy mà thoát mọi tội lỗi đấy, bởi “ai làm nấy tội”, quan tuy là chồng nhưng từ lâu đã ly thân, nên không thể chịu trách nhiệm! Đúng quá đi chứ, trường hợp như thế mà bắt quan chịu trách nhiệm thì oan ức cho quan quá, còn đâu là sự công minh chính trực nữa?!.)
“Ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? - Phải chăng, chính là hai quan niêm này đã chi phối những hành vi “ăn” kể trên, của mỗi người chúng ta? Ngày Xuân, trước mâm cỗ Tết, xin lạm bàn đôi điều quanh cái sự ăn, cũng chỉ nhằm góp chút hương vị trào lộng cho không khí bữa ăn. Tuyệt không có ý gì khác, xin thưa!...
( Trích Dân trí )

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2009


Chúc mừng năm mới 2009
Con tàu tương lai