Các Mác quả đã thật tiên tri khi khuyến cáo: "Ngoài những tai họa của thời đại hiện nay, chúng ta còn phải chịu đựng cả một loạt những tai họa kế thừa do chỗ các phương thức sản xuất cổ xưa lỗi thời vẫn tiếp tục sống dai dẳng với nhũng quan hệ chính trị và xã hội trái mùa do chúng đẻ ra. “
Các Mác cũng đã từng nói đến truyền thống của các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống. Và ông đòi hỏi “làm sống lại những người đã chết để ca ngợi những cuộc đấu tranh mới, chứ không phải là để nhai lại những cuộc đấu tranh cũ, là để đề cao trong tưởng tượng một nhiệm vụ nhất định chứ không phải để trốn tránh việc giải quyết nhiệm vụ ấy trong thực tế". Hơn 150 năm đã trôi qua từ ngày Mác viết những dòng nói trên, cuộc tăng tốc của những thời đoạn lịch sử chặng cuối của thế kỷ XX càng làm đậm nét ý tưởng Mác: “ phải tìm thi hứng của cách mạng, của phát triển ở tương lai chứ không phải ở quá khứ.”
Sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói : Chúng ta đang gánh vác một trọng trách chua có tiền lệ, chúng ta đang đi trên một con đường chưa có bản đồ”* .Một câu nói đáng được đào sâu để từ đó tạo ra một xung lực, một cảm hứng sáng tạo, bứt phá, vươn về phía trước bằng sự tìm tòi can đảm .Nếu đã có một bản đồ đã được vạch sẵn thì tuổi trẻ cần gì phải tìm tòi . Nếu mọi bài toán của cuộc sống đều có sẵn lời giải tối ưu thì cần gì phải đề xướng cái triết lý "con hơn cha"
Sau cái A thì phải là cái khác với cái A, nhưng khác như thế nào thì chưa thể biết chính xác được, đó là lập luận để dự báo về sự xuất hiện của xã hội "hậu công nghiệp" vậy mà chỉ sau hai thập kỷ, giờ đây người ta đã có thể đặt tên cho cái xã hội hậu công nghiệp ấy là xã hội thông tin, xã hội trí thúc. Đặt được tên không có nghĩa là đã hiểu được tường tận và thấy hết được những diễn biến và phát triển đầy bất ngờ của nó. Những tri thức mà con người tích lũy được trong thế kỷ vừa qua, đặc biệt là trong hơn hai mươi năm cuối để bước vào thế kỷ XXI này bằng tổng toàn bộ tri thức khoa học tích lũy được trong lịch sử của loài người từ đó trở về trước. Và người ta dự báo rằng, khối lượng tri thức ấy sẽ lớn gấp đôi trong thế kỷ sau.
Nobert Wiener, cha đẻ của ngành điều khiển học, đã dự báo và đã đang... được chứng minh: "chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta đến tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình đê tồn tạị được trong môi trường mới đó". Sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức, về ý nghĩa của tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về đặc điểm của con người có giáo dục.
Hạnh phúc lớn của tuổi trẻ hôm nay là được đối diện với một cơ hội lớn lao nhất và cũng là thách thức ghê gớm nhất đối với dân tộc ta, đối với mỗi một chúng ta để hoặc là phát triển, đi về phía trước hoặc là chậm bước, tụt lại phía sau trong nhịp tăng tốc của thế kỷ mới. Để xứng đáng với sự nghiệp của ông cha đã dày công vun đắp bằng núi xương, sông máu, lớp "hậu sinh" phải nối chí ông cha bằng trí tuệ mới, bản lĩnh mới của người khám phá và sáng tạo trong một sự nghiệp chưa có tiền lệ.
Dòng sông lịch sử đến quãng nước lợ, pha vị mặn của biển cả, trên hành trình mới, bên cạnh những kinh nghiệm sông nước của cha anh dồn góp, lớp trẻ hôm nay cần phải có la bàn đi biển, phải có bản lĩnh và trí tuệ căng buồm đón gió đại dương.
Hãy cẩn thận trên con đường đã chọn cho mình...
Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét