Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2008

Nhân ngày 26/3

“Tre già măng mọc”, “Con hơn cha là nhà có phúc” Không chỉ là mơ ước của các bậc làm cha mẹ mà là của thế hệ đi trước mong muốn , đặt niềm tin vào thế hệ trẻ tiếp nối ,vào thế hệ sẽ đảm đương một cách tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn công việc của cha anh.
Mong muốn là vậy như phải chăng cái tư duy á đông vừa mong cho con cháu “khả úy” nhưng vẫn lo rằng thế hệ mới không chịu theo nề nếp và đạo lý của cha anh do vậy cái triết lý “cha còn sống thì xem xét chí, cha đã mất thì xem xét hạnh, ba năm không có gì đổi khác với đạo của cha, có thể gọi là hiếu rồi đấy” vẫn như đang tồn tại như một khuôn vàng thước ngọc. "
Trong thời buổi nhịp sống biến đổi từng ngày, khoa học công nghệ tiến như vũ bão, những đột phá như thác lũ trong nhiều lĩnh vực thâm chí một phát kiến vừa được đăng quang, một thành tích vừa được tôn vinh đã nhanh chóng bị lu mờ vì những phát kiến mới, những thành tích mới xuất sắc hơn. Tất cả những thứ đó không cho phép sự chậm trễ chứ không nói đến việc dừng lại để giữ tròn chữ hiếu như nói ở trên. Trong một môi trường kinh tế, xã hội thường xuyên biến động, liên tục đối thay, một thuận lợi cho hôm nay chưa chắc đã là thuận lợi cho ngày sẽ đến, một thất bại vừa vấp phải có thể là kinh nghiệm quý báu cho đoạn đường sắp đi.Vì vậy không thể đòi hỏi những tri thức mình vừa có phải là tri thức chắc chắn, là tuyệt đối chính xác chứ chưa nói đến những tri thức vốn đã bị cuộc sống vượt qua!
Không bứt phá ra khỏi nghịch lý đó, trí tuệ của con người sẽ bị đóng khung trong những tri thức cũ kỹ, lạc hậu và lỗi thời, tự giam mình trong cái vòng luẩn quẩn “con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào" thậm chí có thể rơi vào nguy cơ “kiến trong miệng chén"
Vậy thanh niên của Công ty hiện nay phải làm gì ? Làm như thế nào để thoát ra khỏi cái bóng của các bậc tiền bối ? Còn quá nhiều câu hỏi cho các bạn - Xin hãy tham luận tại Blog này

Không có nhận xét nào: